Tìm kiếm: xuất-khẩu-gỗ

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng lớn bởi những thay đổi chính sách thuế bất ngờ của Hoa Kỳ và dịch chuyển chuỗi cung ứng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng tích cực. Song, ngành gỗ vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải linh hoạt ứng phó và chủ động xây dựng năng lực tự chủ.
Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các DN xuất khẩu VN trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10%, thuế đối ứng lên tới 46% đối với VN, các ngành đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Việc duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu của DN Việt trở nên khó khăn hơn.
DNVN - Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 25% lên tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ từ Việt Nam có thể khiến nhiều doanh nghiệp gỗ trong nước mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh. Lý do là biên lợi nhuận của ngành gỗ vốn không cao, nếu bị đánh thuế 25%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể bị loại khỏi thị trường Mỹ.
Thị trường gỗ Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đầy tiềm năng, với mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 18 tỷ USD năm 2025. Các DN gỗ Canada, đặc biệt là Canadian Wood Việt Nam đang gia tăng kết nối và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để thúc đẩy việc sử dụng gỗ bền vững, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.
DNVN – Hơn 1.200 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp ngành gỗ trong nước và quốc tế liên quan đến các sản phẩm ngoại thất, phục vụ phong cách sống hiện đại trên thế giới, ghi dấu ấn tại Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời Quy Nhơn 2025 (Q-Fair 2025), khai mạc chiều 6/3 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành.

End of content

Không có tin nào tiếp theo