Kiến nghị bỏ giấy chứng nhận phương tiện, “luồng xanh” cho xe vận tải
Hà Nội: Khởi động các điểm kết nối tiêu thụ nông sản giữa đại dịch Covid-19 / Kết nối tiêu thụ nông sản thay thế cho "giải cứu" để tạo dựng vị thế cho nông sản Việt
Kiến nghị bỏ giấy chứng nhận phương tiện, “luồng xanh”
Tại diễn đàn “Kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng, chống COVID-19” ngày 29/7, ông Lê Thanh Tùng – Cục phó Cục Trồng trọt về sản lượng cây trồng các tỉnh phía Nam cho biết: Trong tháng tới các tỉnh này sẽ thu hoạch khoảng 700.000 ha lúa với sản lượng ước tính 3,8 triệu tấn gạo. Trong tháng 8 sẽ có khoảng 1,1 triệu tấn rau quả nhưng hiện tại nhu cầu chỉ khoảng 500.000 tấn. Về trái cây, dự kiến tháng 8 cũng sẽ có khoảng 640.000 tấn cần được kết nối, tiêu thụ.
Tuy nhiên ông Tùng cũng cho biết, trái cây ở các tỉnh phía Nam thời điểm này đều là trái vụ nên sản lượng không nhiều. Vì vậy nếu xảy ra hiện tượng dư thừa, ùn ứ chỉ là do ách tắc trong vận chuyển.
Còn theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn lớn nhất là về lưu thông sản phẩm trong thời điểm giãn cách. Theo ông Tường nhận định, thương lái không thể đi từ xã tới xã, thậm chí có thương lái đi mua mà không về được. Sở NN-PTNT Hà Nội đã đề nghị Sở GTVT)tạo điều kiện, nhưng chưa được vì số lượng quá lớn.
Với riêng Hà Nội, Sở GTVT hiện giờ phải cấp khoảng 1.000 giấy để lưu thông trên "luồng xanh". Cho đến trưa nay (29/7), nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký được. Theo ông Tường, nguyên nhân là do các chốt làm việc máy móc.
Kiến nghị bỏ giấy chứng nhận phương tiện, “luồng xanh” để các xe vận tải được lưu thông tự do.
Từ đó, ông Tường đề xuất chỉ cần kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, còn lại cần phải linh động. Sở NN-PTNT Hà Nội kiến nghị bỏ giấy chứng nhận phương tiện, bỏ "luồng xanh", để doanh nghiệp lưu thông tự do và chỉ kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc 5K.
Về vấn đề vận chuyển, đại diện tỉnh Long An cũng cho biết hiện một số nơi yêu cầu lái xe nông sản cần có QR Code "luồng xanh" và giấy xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, chở thanh long từ Long An ra tới Hà Nội thì thời hạn 3 ngày là không đủ. Do đó, Long An đề nghị Bộ GTVT công bố các điểm test nhanh dọc đường để lái xe chủ động.
Cần đánh giá lại danh mục các mặt hàng thiết yếu
Trong giai đoạn diễn ra giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Vấn đề danh mục mặt hàng thiết yếu được phép lưu thông cũng được khá nhiều sự quan tâm. Từ đó, theo ông Huỳnh Quang Đức – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre, cần có đánh giá lại danh mục các mặt hàng thiết yếu, không chỉ tập trung vào người tiêu thụ nữa mà phải chú trọng đến cả khối sản xuất. “Không uống café không sao nhưng người sản xuất café sẽ bị ảnh hưởng”, ông Đức nói. Ngoài ra, cần xác định rõ những người sản xuất, phân phối là lực lượng tuyến đầu để có phương án cụ thể dành cho họ.
Về vấn đề trên, ngay tại sự kiện, đại diện Bộ TT&TT cho rằng khái niệm về hàng thiết yếu thì "kê không biết bao nhiêu cho đủ".
"Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Công Thương về việc đưa ra vấn đề là 'không vận chuyển những mặt hàng bị cấm'. Như thế sẽ thông thoáng cho vận chuyển hàng hóa. Văn bản hiện đã nằm trên bàn của Thủ tướng", vị đại diện bổ sung.
Đại diện Bộ TT&TT cũng cho biết đã nhờ các cơ quan báo chí vào cuộc, truyền thông rộng rãi vấn đề này.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thành Nam, dịch COVID-19 đã được khống chế ở một số nơi, nhưng nhiều nơi còn diễn biến phức tạp. Vì thế, việc cung ứng, lưu thông và phân phối nông sản ở một số nơi còn bị ách tắc. Vì lẽ đó, kính mong các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân hết sức thông cảm khi một số nơi phải siết chặt lưu thông. Nhiệm vụ số một giờ là chống dịch, sức khỏe người dân là trên hết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo