Đà Nẵng chọn địa điểm di dời ga đường sắt
Du lịch Đà Nẵng đặt mục tiêu năm 2024 đón hơn 8,4 triệu lượt khách / Thị trưởng thành phố Kisarazu Nhật Bản trực tiếp xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng
Ga hàng hoá ra Kim Liên, ga hành khách về khu vực hồ Trung Nghĩa
Theo đó, trên cơ sở các phương án do Ban cán sự đảng UBND TP đề xuất, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng thống nhất lựa chọn phương án 2b, di dời ga hàng hoá, công trình phụ trợ và các cơ quan ngành đường sắt ra ga Kim Liên (quận Liên Chiểu); phần ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa là vị trí mới thuận lợi dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có.
Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra khỏi trung tâm TP đã được Bộ Chính trị ra nghị quyết từ năm 2003, cách đây 20 năm.
Ngoài ra, xây dựng hoàn trả các hạng mục Chi nhánh xí nghiệp đầu máy Sài Gòn – cơ sở Đà Nẵng, Chi nhánh xí nghiệp toa xe Đà Nẵng và trụ sở cơ quan của ngành đường sắt tương đương với quy mô hiện tại. Tổng diện tích yêu cầu của khu ga Kim Liên khoảng 10,35ha, diện tích giải phóng mặt bằng khu vực ga Kim Liên khoảng 3,69ha. Số hộ cần giải toả di dời trong khu vực khoảng 170 hộ.
Đối với phần ga hành khách sẽ bố trí tại khu vực hồ Trung Nghĩa (đường Nam Trân, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) hiện có ít dân cư sinh sống cạnh đường sắt. Vị trí này nằm cách ga Đà Nẵng hiện nay khoảng 4km về phía Bắc, cách ga Kim Liên khoảng 10,5km về phía Nam. Diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 3,82ha; chi phí xây dựng dự kiến khoảng 570 tỷ đồng; số hộ cần giải toả di dời trong khu vực khoảng 132 hộ.
Giai đoạn 2 (đến năm 2050, do Bộ GTVT thực hiện) nâng cấp, cải tạo ga Kim Liên đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt khu vực TP Đà Nẵng và cảng Liên Chiểu với lượng hàng hoá 1,5 triệu tấn/năm.
Theo đó; xây dựng thêm 5 đường đón gửi, 2 đường xếp dỡ, 1 đường kết nối vào cảng Liên Chiểu và 19.000m2 bãi hàng. Tổng diện tích yêu cầu của khu ga Kim Liên khoảng 12,85ha; diện tích giải phóng mặt bằng khu vực ga Kim Liên khoảng 2,5ha; số hộ cần giải toả di dời trong khu vực ga Kim Liên khoảng 87 hộ.
Phương án đầu tư và nguồn vốn thực hiện
Tại Thông báo kết luận số 547-TB/TU, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đề nghị Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo triển khai các thủ tục tiếp theo bảo đảm quy định; trong đó, lưu ý đẩy nhanh công tác giải toả đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án.
Theo báo cáo của Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng, dự kiến có 2 phương án đầu tư và nguồn vốn thực hiện. Phương án 1 đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư), TP Đà Nẵng hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 các khu ga (dự kiến từ hơn 573 tỷ đồng đến hơn 723 tỷ đồng).
Bộ GTVT hỗ trợ kinh phí xây dựng ga hành khách và các công trình hạ tầng đường sắt (thông tin, tín hiệu, khu vực sửa chữa đầu máy, toa xe…), kinh phí dự kiến từ hơn 710 tỷ đồng đến gần 7877 tỷ đồng. Nhà đầu tư xây dựng ga Kim Liên để phân quyền khai thác hệ thống kho bãi trong ga (kinh phú dự kiến từ hơn 708 tỷ đồng đến hơn 753 tỷ đồng).
Phương án 2 là triển khai toàn bộ dự án từ nguồn vốn vay ODA.
Trên cơ sở chủ trương đã được Ban Thường vụ Thành uỷ chấp thuận, UBND TP Đà Nẵng sẽ làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT để thống nhất phương án đầu tư phù hợp (di dời toàn bộ ga Đà Nẵng hiện nay ra ga Kim Lên hay di dời ga hàng hoá ra ga Kim Liên, ga hàng khách ra khu vực hồ Trung Nghĩa), bảo đảm hài hoà lợi ích giữa TP Đà Nẵng và Bộ GTVT, ngành đường sắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao