Việt Nam phát hiện thêm hai biến chủng SARS-CoV-2 mới
TIN SÁNG (12/5): Thêm 34 ca mắc Covid-19 mới, Đà Nẵng phong tỏa khu công nghiệp trong đêm / TIN SÁNG (13/5): Ghi nhận thêm 33 ca nhiễm COVID-19, iPhone 12 màu tím lên kệ tại Việt Nam
Biến chủng B.1.222 được phát hiện khi nhóm nghiên cứu Covid-19 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiến hành giải trình trình tự gien SARS-CoV-2 từ mẫu bệnh phẩm hầu họng của bệnh nhân L.O (29 tuổi), chuyên gia Ukraina (BN2701), được cách ly ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 13/4/2021.
TS, BS Văn Đình Tráng - Trưởng khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, biến chủng B.1.222 xuất hiện ở 11 quốc gia, nhiều nhất là ở Anh, đặc biệt là ở vùng Scotland. Biến chủng này có rất nhiều đột biến trên protein gai (spike protein) khác với với chủng của Ấn Độ B.1.617.2.
Ảnh minh họa.
Còn biến chủng B.1.619 có spike protein gần giống với chủng Ấn Độ B.1.617.2. Tuy nhiên, biến chủng này không mang đột biến ở vị trí axit amin 681 (P681R) trên spike protein như chủng B.1.617.2 của Ấn Độ. Biến chủng B.1.619 xuất hiện ở nhiều nước, có thể có nguồn gốc từ Cameroon của châu Phi sau lan ra châu Âu.
Biến chủng này được phát hiện tại Việt Nam, khi các chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiến hành giải trình tự gien mẫu bệnh phẩm virus SARS-CoV-2 của bệnh nhân M.K.K, một chuyên gia Ấn Độ là bệnh nhân Covid-19 (BN2902), được cách ly ngay sau khi nhập cảnh vào Viêt Nam. Bệnh nhân được lấy mẫu ngày 27/4 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
TS, BS Tráng cũng cho biết thêm, bệnh nhân D.B.Q (63 tuổi), ca bệnh có mã số 2857, nhân viên của khách sạn nơi đoàn chuyên gia Ấn Độ cách ly tại Yên Bái lại nhiễm SARS-CoV-2 có các đặc tính của biến chủng Ấn Độ B.1.617.2.
Hai biến chủng này chưa thấy xuất hiện trong khoảng gần 200 mẫu bệnh phẩm bệnh viện đã giải trình gien kể từ các đợt dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta cho tới nay.
Chủng virus biến thể từ Ấn Độ B.1.617.2 là một trong ba phân nhóm (subtype) của chủng B.1.617 và mang hai đột biến quan trọng trên spike protein là L452R và P681R. Chủng B.1.617.2 hiện nay lây lan phổ biến ở nhiều quốc gia và đang là nguyên nhân gây dịch trong cộng đồng rất lớn tại Việt Nam. Ngày 11/5/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp chủng B.1.617 vào nhóm biến chủng đáng quan tâm (variant of concern).
Với việc phát hiện thêm hai biến chủng mớinày (B.1.222 và B.1.619), Việt Nam đã ghi nhận bảybiến chủng của SARS-CoV-2.
Năm biến chủng phát hiện trước đó, gồm:D614G từ châu Âu, gây dịch tại thành phố Đà Nẵng; B.1.1.7 từ Anh, gây dịch tại tỉnh Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (ca bệnh 1.422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19-12-2020; Biến chủng A.23.1 từ Rwanda, châu Phi, ghi nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh);Biến chủng SARS-CoV-2, B.1.617.2 được phát hiện gần đây từ các chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh, hiện đang là nguyên nhân gây dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Sáng 19/5, Bộ Y tế cũng cho biết, kết quả giải trình tự gien 29 mẫu bệnh phẩm gần đây nhất vẫn tiếp tục phát hiện mang biến thể B.1.617.2 thuộc biến chủng lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, trong đó tại: Hà Nội (10), Bệnh viện K (5), Bắc Giang (9), Bắc Ninh (2), Vĩnh Phúc (2), Hải Phòng (1); Hai mẫu thuộc biến thể B.1.1.7 thuộc biến chủng của Anh tại Hải Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam