Bàn giải pháp "gỡ khó" cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thanh Hóa liên kết phát triển du lịch với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Sông Cổ Chiên "nổi giận”, cảnh báo nguy cơ thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu Long
Báo cáo với Phó Thủ tướng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho biết, trên địa bàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang triển khai đầu tư 8 dự án cao tốc và 5 dự án nâng cấp mở rộng, xây mới các quốc lộ và cầu trên quốc lộ. Với tổng mức đầu tư các dự án khoảng 112.600 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo buổi làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, các dự án cao tốc trong khu vực ĐBSCL sẽ triển khai đồng loạt, nhu cầu vật liệu cát là rất lớn, khoảng 47,8 triệu m3 và chủ yếu tập trung trong năm 2023 (17,8 triệu m3), năm 2024 (28,4 triệu m3).
Trong đó, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau hơn 18 triệu m3, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hơn 23 triệu m3, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu hơn 2 triệu m3, cao tốc Mỹ An - Cao lãnh hơn 3 triệu m3. Riêng 2 dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau, tổng nhu cầu cát đắp khoảng 18,5 triệu m3 hiện gặp khó khăn về nguồn cung.
Theo ông Lâm, trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết triển khai với một số cơ chế đặc thù trong việc cấp phép, khai thác vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án. Tuy nhiên, các dự án do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đều thiếu cát đắp nền.
“Hiện, các tỉnh ĐBSCL đã cấp phép 66 giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 80 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm (trong đó cát san lấp là 14 triệu m3) nhưng trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3”, ông Lâm cho biết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho rằng, lợi thế địa phương có cả cát sông và đá… Tuy nhiên, cát sông là thế mạnh, còn đá thì hạn chế mở mới do ảnh hưởng cảnh quan, tác động môi trường.
Trên địa bàn hiện cấp 6 giấy phép khai thác mỏ đá với trữ lượng hơn 24,8 triệu m3 (trường hợp các dự án cần, địa phương sẽ làm việc với các chủ mỏ để giải quyết nhu cầu nhưng phải lên chi tiết từng 3 tháng 1 lần); về cát vật liệu, tỉnh cấp 15 giấy phép với tổng trữ lượng 19 triệu m3 và 7 mỏ dự phòng (hết trữ lượng, hết thời hạn khai thác, thu hồi).
Phó Chủ tịch tỉnh An Giang Trần Anh Thư báo cáo trữ liệu cát trên địa bàn.
Theo ông Thư, thời gian qua, địa phương ưu tiên cung cấp cát vật liệu các dự án trên địa bàn tỉnh và dành hơn 9 triệu m3 để phục vụ cho dự án thành phần 1 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ cho dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ hơn 0,8 triệu m3, cam kết hỗ trợ cho Cần Thơ và Hậu Giang 6 triệu m3.
“Trước nhu cầu cát cấp bách hiện nay, địa phương sẽ nâng công suất ở những mỏ đã cấp giấy phép, xem xét cấp phép cho các mỏ mới. Địa phương cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường huy động các mỏ dự phòng vì nếu chỉ trông chờ vào các mỏ cát hiện nay thì khó bảo đảm. Trường hợp huy động trữ lượng lớn cũng cần cơ quan có thẩm quyền đánh giá, vì địa phương sợ ảnh hưởng đến lòng sông, gây xói lở do việc nhiều phương tiện tập trung cùng lúc để khai thác, vận chuyển”, ông Thư kiến nghị.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo một số tỉnh ĐBSCL đã báo cáo về khả năng cung cấp các nguồn vật liệu cát, đất đắp nền cho các dự án cao tốc của Bộ GTVT. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có tỉnh Đồng Tháp, An Giang dự kiến cung cấp khoảng 3 triệu m3 cát cho 2 dự án thành phần đoạn từ TP Cần Thơ đến Cà Mau, trên tổng nhu cầu 18,5 triệu m3.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tổng khối lượng cát đắp nền cho các tuyến cao tốc ĐBSCL khoảng 36 triệu m3, tương đương 70% nhu cầu. Đáng chú ý, tại tỉnh Long An có trữ lượng đất đắp nền khoảng 34 triệu m3 nhưng cần Bộ GTVT thẩm định về yêu cầu kỹ thuật.
Sau khi nghe các địa phương báo cáo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định, theo số liệu, tính toán thì nguồn vật liệu vẫn đáp ứng nhu cầu cho các dự án, đáng chú ý có thêm nguồn vật liệu là đất ở Long An (với trữ lượng khoảng 34 triệu tấn), tuy nhiên Bộ GTVT sớm có đánh giá yêu cầu kỹ thuật của nguồn đất này.
Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu "đơn giản hoá các thủ tục", nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác, 200% đối với các mỏ khác (đất, đá…); cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường.
Bộ GTVT lập biểu đồ chi tiết nhu cầu vật liệu đất, cát… cho từng tháng theo năm và phân bổ theo lịch trình đó, tránh phát sinh. Đồng thời,chỉ đạo các nhà thầu liên danh với các doanh nghiệp đang khai thác mỏ cung cấp vật liệu san lấp, đắp nền; thống nhất với địa phương để xác định mức giá vật liệu phù hợp, ổn định, không làm tăng vốn đầu tư.
Bộ TN&MT trên cơ sở số liệu về trữ lượng, công suất, thực hiện việc phân bố, bảo đảm sát với nhu cầu thi công, đánh giá toàn bộ các mỏ hiện hữu, mỏ cấp mới; điều tiết để phân bổ hợp lý theo thời gian, theo từng mỏ, từng địa bàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi