Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận: Hồ chứa nước Ka Pét có ý nghĩa dân sinh, kinh tế rất lớn, được người dân mong đợi
Giãi mã lý do bất động sản nghỉ dưỡng ven biển Bình Thuận “hút” nhà đầu tư trong thời gian tới / Thanh long Bình Thuận được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Đã điều chỉnh để tránh bớt 22ha rừng đặc dụng
Dự án Hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14, ngày 26/11/2019 và được quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 101/2023/QH15, ngày 24/6/2023.
Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận. Ảnh: Internet.
Dự án có tổng dung tích thiết kế là 51,21 triệu m3. Mục tiêu: cấp nước tưới cho 13.967 ha đất sản xuất nông nghiệp trong vùng khô hạn; tạo nguồn nước thô phục vụ sinh hoạt cho khoảng 120.000 hộ dân huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết; cung cấp 2,63 triệu m3/năm nước thô cho Khu Công nghiệp Hàm Kiệm II (Hàm Thuận Nam); đồng thời, góp phần phòng, chống lũ, lụt, cải tạo môi trường sinh thái cho một số vùng hạ du của tỉnh.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, gồm: rừng đặc dụng 137,95 ha; rừng phòng hộ 0,51 ha; rừng sản xuất 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha.
Ông Dương Văn An - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận cho biết, đây là dự án trọng điểm của tỉnh, một trong những công trình ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020 của Chính phủ.
Quá trình triển khai thực hiện dự án, các bộ, ban, ngành Trung ương và tỉnh Bình Thuận cũng đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đánh giá tác động môi trường với phương châm “không đánh đổi môi trường để lấy việc phát triển kinh tế đơn thuần”. Cũng vì thế, quá trình lập dự án, tỉnh đã rà soát kỹ lưỡng và đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt phương án giảm từ 160 ha rừng đặc dụng xuống còn 137,95 ha.
Phối cảnh dự án Hồ chứa nước Ka Pét.
“Tuy dự án có khai thác 137,95 ha rừng đặc dụng nhưng đây là chủ trương lớn, quan trọng của quốc gia, có ý nghĩa dân sinh, kinh tế - xã hội lớn, phục vụ đời sống cho hơn 120.000 người dân. Từ đó, tạo việc làm mới, giúp cải thiện cuộc sống; hạn chế tình trạng di dân tự do, tạo ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực trên địa bàn; cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái khu vực lân cận”, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận cũng đang xây dựng phương án trồng rừng thay thế ở hạ nguồn theo đúng quy định của pháp luật, phấn đấu việc trồng rừng sẽ hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành dự án hồ chứa nước Ka Pét vào cuối năm 2025.
Dự án thủy lợi được người dân mong đợi nhiều năm qua
Bình Thuận là một trong những địa phương khô hạn với lượng mưa hàng năm thấp nhất cả nước. Tình trạng khô hạn dẫn đến nhiều vùng đất bị hoang hóa, sản xuất nông nghiệp khó khăn, hiệu quả thấp; không chỉ thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cũng thiếu, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu xây dựng hệ thống công trình thủy lợi với tổng dung tích thiết kế hơn 362 triệu m3.
Vị trí triển khai dự án Hồ chứa nước Ka Pét.
Tuy nhiên, với nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất dự báo đến năm 2030 lên đến hơn 1.169 triệu m3/năm, tổng dung tích thiết kế của các hồ hiện hữu mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Mặt khác, các hồ thủy lợi lớn của tỉnh chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc; khu vực phía Nam (gồm các huyện Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và thị xã La Gi) chỉ có những hồ chứa nhỏ, nên nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất thiếu trầm trọng, một số khu vực phải ngưng sản xuất nông nghiệp có thời hạn.
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận Dương Văn An cho biết, nhu cầu đầu tư hệ thống hồ chứa nước để giữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân cần được ưu tiên. Dự án Hồ chứa nước Ka Pét là một trong những dự án thủy lợi được người dân Bình Thuận nói chung, nhân dân huyện Hàm Thuận Nam và các huyện lân cận nói riêng mong đợi từ nhiều năm qua.
“Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, kiểm soát, làm rõ vấn đề khai thác rừng, ảnh hưởng đến môi trường, các vấn đề phát sinh liên quan mà dư luận xã hội quan tâm. Nếu thấy vấn đề gì chưa phù hợp sẽ nghiên cứu, có giải pháp xử lý phù hợp”, Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại