Tin tức - Sự kiện

Siết chặt cơ sở đào tạo lái xe: Bộ GTVT mất bò mới lo làm chuồng

(DNVN)- Thời gian gần đây, hàng loạt những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, lái xe ô tô cứ "nhằm" người phía trước mà tông, gây bức xúc dư luận. Những góc khuất ở các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe ô tô... dư luận đã đồn đại nhiều. Sự vào cuộc của Bộ GTVT có quá muộn?

Học sinh tại TP.HCM được nghỉ Tết Nguyên đán hơn nửa tháng / Nhận lỗi thôi, chưa đủ, thưa Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý giấy phép lái xe đảm bảo an toàn giao thông,đưa ra nhiều giải pháp nhằm quản lý chặt, nâng cao chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe.

Bộ GTVT sẽ nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt theo hướng tăng các chế tài xử phạt khi vi phạm.

Thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô, giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động; thu hồi thẻ sát hạch viên, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe đối với các cá nhân có hành vi tiêu cực trong quá trình đào tạo, sát hạch và có thể cấm tham gia các hoạt động liên quan đến đào tạo, sát hạch lái xe tùy theo mức độ vi phạm.

Trường cao đẳng nghề Phú Yên đào tạo lái xe, học thật bằng gải

Trường cao đẳng nghề Phú Yên đào tạo lái xe cấp bằng cho 54 trường hợp không có bằng THCS vẫn được cấp bằng lái D,E (Ảnh: VOV)

Đồng thời tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất và giám sát đào tạo lái xe tại tất cả các Sở Giao thông Vận tải trong toàn quốc. Xử lý nghiêm, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi giấy phép đào tạo các cơ sở đào tạo lái xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ GTVT, Bộ Công an và các địa phương trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ người lái xe khi tham gia giao thông cũng như khi tham gia học, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an để chia sẻ dữ liệu vi phạm của người lái xe, không để xảy ra tình trạng người bị tạm giữ giấy phép lái xe giả khai báo mất để được cấp lại giấy phép lái xe.

Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện đề án từ tháng 1/2019 và kết thúc vào tháng 12/2020 đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Dư luận đặt câu hỏi, theo Điều 206 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” như sau:

Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Anh Lê Thanh Thuận bị xe ben tông, thương tích 56%, chân ngắn đi 10cm, lái xe không bị xử lý hình sự (Ảnh T.L)

Anh Lê Thanh Thuận bị xe ben tông, thương tích 56%, chân ngắn đi 10cm, lái xe không bị xử lý hình sự (Ảnh T.L)

Trong khi Điều 202 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định tỷ lệ tổn thương là 31% thì bị xử lý hình sự. Và việc sửa đổi, bổ sung nâng tỷ lệ thương tích lên đến 61% thì dư luận cho là sẽ còn nhiều những tài xế coi thường tính mạng người tham gia giao thông.

 

Lý giải về việc Bộ Luật Hình sự sửa đổi, nâng tỷ lệ thương tích lên 61%,Ths.Ls Đặng Văn Cường -Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)trả lời trên Dân Việt:Đây là vấn đề chính sách hình sự, phi hình sự hóa với một số hành vi thể hiện tính chất khoan hồng, nhân đạo của nhà nước trong quá trình xây dựng pháp luật.

Theo ông Cường, về lý luận thì hình phạt không phải là căn cứ duy nhất để đấu tranh phòng và chống tội phạm. Để phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì phải ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện phạm tội.

Với lĩnh vực giao thông đường bộ thì cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng người dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, chủ yếu là xử lý hành chính một cách công bằng thì cũng có tác dụng lớn đối với những hành vi vi phạm. Khi vi phạm giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị xử lý hình sự.

"Bộ luật hình sự 2015 đã sửa đổi nâng mức thiệt hại sức khỏe của nạn nhân lên tới 61 % mới bị xử lý hình sự. Có lẽ các nhà lập pháp cho rằng có nhiều biện pháp, cách thức để đấu tranh với tình trạng vi phạm giao thông đường bộ, hạn chế lạm dụng hình phạt, để đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này"- ông Cường bày tỏ.

Nữ sinh Trang bị xe Range Rover vượt đèn đỏ đâm gẫy chân, chấn thương não nhưng tỷ lệ dưới 61%

Nữ sinh Trang bị xe Range Rover vượt đèn đỏ đâm gẫy chân, chấn thương não nhưng tỷ lệ dưới 61%

 

Dư luận đặt câu hỏi, liệu các ngành chức năng như Bộ GTVT, Bộ Công an có đủ biện pháp để ngăn chặn, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, để người dân tham gia giao thông không còn mang nỗi lo về cái chết bất ngờ.

Hà Vân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm