Thu hút kiều hối, cần chính sách thuận lợi như FDI
Cà Mau: Họp báo thông tin về đoạn ghi âm được cho là phó chủ tịch huyện "mặc cả” với nhà thầu / DIFF là cuộc thi lớn, nổi tiếng trong thế giới pháo hoa
Ngày 29/5, Ủyban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minhvà Ngân hàng Nhà nước CN TPHồ Chí Minh tiếp tục phối hợp lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành tài chính về "Đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố".
Đây là một trong những hoạt động từng bước xây dựng chiến lược cho việc tăng thu hút nguồn vốn từ kiều hối về đóng góp cho sự phát triển của TP Hồ Chí Minh và cả nước nói chung.
Các chuyên gia tài chính, trí thức trong và ngoài nước đóng góp ý kiến nhằm thu hút nhiều hơn nguồn lực kiều hối về nước.
Nhận định kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như đóng góp cho TP Hồ Chí Minh Đại sứ Phạm Quang Hiệu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản đánh giá, với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nguồn kiều hối sẽ tiếp tục là nguồn lực to lớn góp phần thúc đẩy kinh tế của đất nước trong những năm tới. Việc cần có đề án chiến lược cho việc thu hút nguồn lợi này là cần thiết.
Theo ông, hiện nay chúng ta chưa có thống kê rõ sử dụng nguồn tiền này gửi về để làm gì, đầu tư lĩnh vực nào. Nếu xem đây là nguồn lực đầu tư thì phải theo dõi sự ra vào, theo dõi nguồn tiền vào cũng cần xác định nguồn tiền ra. Có cơ chế cho phép kiều bào đầu tư vào nước có thể tái đưa ra nước ngoài đầu tư, đó cũng là sự kích thích. "Tiền phải sinh ra tiền, cho nên, cần có chính sách thuận lợi như với việc thu hút nguồn vốn FDI", đại sứ Hiệu đề xuất.
Cải thiện cơ chế chính sách, luật pháp cởi mở hơn với người Việt Nam ở nước ngoài để họ quan tâm đầu tư là ý kiến của nhiều chuyên gia đóng góp cho đề án. Đại sứ Phạm Quang Hiệu nói thêm: "Phải tính đến việc sửa đổi Luật quốc tịch, Luật đất đai, cho phép kiều bào có quyền mua nhà đất, sở hữu dự án thì kiều bào sẽ quan tâm nhiều hơn đến chuyển tiền vào trong nước".
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước CN TP Hồ Chí Minh phân tích, trong 5 năm trở lại đây kiều hối về TP Hồ Chí Minh tăng rất khá. Năm 2021 kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt 7,1 tỉ USD. Tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là 7,6%/năm. Do đó, ông đánh giá mục tiêu tăng 10% nguồn kiều hối về TP Hồ Chí Minh mỗi năm trong đề án của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài là hoàn toàn có cơ sở khả thi.
Để đạt được con số mục tiêu kiều hối này cần giải pháp toàn diện. Trong đó, ông Lệnh nhấn mạnh các tổ chức tín dụng cần làm tốt 3 nhiệm vụ: Làm tốt cơ chế chính sách tín dụng, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô và đẩy mạnh truyền thông về chính sách kiều hối với kiều bào, để kiều bào nắm, hiểu và tiếp cận dịch vụ của các tổ chức tín dụng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng, giúp kiều bào an tâm đầu tư vào trong nước. Đồng thời, chính sách visa cải thiện cho kiều bào có đầu tư vào trong nước sẽ là yếu tố tạo thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư lâu dài về nước.
Ngoài ra, các chuyên gia, học giả, đại sứ đến từ các quốc gia tiếp nhận nguồn lực tài chính từ kiều hối tương đối lớn cũng chia sẻ đóng góp nhằm tìm ra giải pháp thu hút nguồn lực kiều hối về trong nước.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Hoàng Huy Chung chia sẻ, Philippines là nước có tỷ lệ người dân đi lao động nước ngoài tăng 3-4% mỗi năm. Lượng kiều hối quốc gia này nhận được chiếm đến 9% GDP. Để ổn định và gia tăng nguồn lực kinh tế này, Philippines hiện nay đã ký 25 bản ghi nhớ hiệp định xuất khẩu lao động với các nước. Đồng thời, chính sách luật pháp của Philippines có nhiều ưu đãi, bảo vệ, chăm sóc cho các đối tượng là công dân đi lao động ở nước ngoài, nhằm khuyến khích họ chuyển tiền về lại trong nước. Ông chia sẻ, Philippines cũng thành lập quỹ phúc lợi cho lao động ở nước ngoài. Theo đó, mỗi công dân đi lao động sẽ đóng góp 1 khoản nhất định vào quỹ. Quỹ này do chính phủ quản lý, sẽ dùng để hỗ trợ cho người lao động kể cả hợp pháp hay không hợp pháp khi đi lao động ở nước ngoài gặp các trở ngại về y tế, sức khỏe, các tình huống bất lợi do xung đột, chiến tranh ở nước ngoài... Đại sứ cho rằng chính sách luật pháp bảo hộ và quan tâm đến người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cũng là kinh nghiệm cho Việt Nam khi làm đề án thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp cho "Đề án chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP Hồ Chí Minh", TP sẽ lập ra chiến lược để thu hút nhiều hơn nữa nguồn lực kiều hối đổ về. Mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025, tăng lượng kiều hối về TP Hồ Chí Minh ít nhất 10% mỗi nămvà đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi