Đắk Lắk tận dụng lợi thế để trở thành đầu tàu kinh tế khu vực Tây Nguyên
Hoa hậu H’Hen Nie cùng dàn sao hội ngộ tại Lễ hội cà phê Tây Nguyên / Dừng tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2021 do Covid-19
Sau 4 năm phải tạm hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước, người nông dân, người yêu chuộng hương vị cà phê tham quan, thưởng thức, gặp gỡ, trao đổi, liên kết, xúc tiến đầu tư mở rộng thị trường, qua đó góp phần quan trọng nâng tầm cà phê Việt.
Đồng thời, đây cũng là dịp thúc đẩy quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa, du lịch.
Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Đắk Lắk là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc với Trường ca Đam San huyền thoại của đồng bào Ê Đê, các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa Cồng Chiêng” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng từ lâu đã nổi danh với những vùng cà phê bạt ngàn và được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam”. Với vị trí trung tâm của vùng, Đắk Lắk có nhiều tiềm năng, lợi thế từ điều kiện tự nhiên đến truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, tỉnh đã có sự đoàn kết, quyết tâm nỗ lực, phấn đấu và đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng, từng bước chuyển mình, phấn đấu vươn lên trở thành địa phương phát triển, giàu mạnh, có nhiều sản phẩm đặc sản, đặc biệt về sản phẩm nông nghiệp đã trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới.
Thương hiệu cà phê của Việt Nam từ lâu đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil) đạt gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD, đóng góp hết sức quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu trên 53 tỷ USD của ngành nông nghiệp, trong đó nguồn cà phê Đắk Lắk chiếm trên 30% sản lượng.
Với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng, cà phê Buôn Ma Thuột đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là những nền tảng để hương vị cà phê Việt Nam và cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng tiếp tục lan tỏa đến những thị trường tiềm năng mới.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, ngành cà phê Việt Nam cũng vẫn đối mặt với những thách thức lớn cần phải vượt qua để có thể duy trì đà phát triển trong thời gian tới.
Với sự chủ động, sáng tạo trong cách làm của nhiều địa phương, trong đó có Đắk Lắk nhằm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp và đổi mới cách thức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, nông sản Việt Nam nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng sẽ ngày càng khẳng định được chất lượng, uy tín và thương hiệu, có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh Buôn Ma Thuột là thành phố chiến lược của vùng Tây Nguyên, hội tụ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, giàu bản sắc văn hóa, được Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và là “Thành phố cà phê của thế giới” theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.
“Đây là cơ hội và cũng là điều kiện thuận lợi mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk.
Chúng ta luôn mong muốn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tăng cường đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, tận dụng các tiềm năng, lợi thế và cơ hội để phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của khu vực Tây Nguyên”, Phó Thủ tướng nói.
Tại lễ khai mạc, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng lễ hội tạo nhiều kỳ vọng mới, là niềm tin, cũng là khát vọng và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
“Trong những ngày tham dự lễ hội, tôi hi vọng quý vị đại biểu, du khách sẽ có những phút giây trải nghiệm thú vị, được đắm mình trong hương sắc cà phê, hòa mình vào những lễ hội truyền thống độc đáo trong thời khắc đẹp nhất của tháng Ba Tây Nguyên.
Tỉnh Đắk Lắk luôn sẵn sàng “kết duyên lành” với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, để những ý tưởng, dự án đầu tư sớm trở thành hiện thực trên vùng đất bazan chan chứa tình người”, ông Nghị nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ chồng tỷ phú Mỹ tuyên bố cứng sau khi bị Đàm Vĩnh Hưng kiện, hé lộ thêm vụ Mr.Đàm đứt lìa vài ngón chân
Giá cát-xê của Ngân 98 là bao nhiêu mà đòi Lương Bằng Quang kiếm 5 tỷ/tháng mới cưới?
Bà là 'người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc', từng kết hôn hai lần và không có con, hiện đã 72 tuổi mà vẫn xinh đẹp đáng ghen tị
Trong mắt người nước ngoài Dương Mịch đứng cuối danh sách sao đẹp nhất Trung Quốc, ngạc nhiên khi nhìn thấy vị trí đầu tiên
'Ký ức' bên sông Hàn: Chương trình nghệ thuật chạm đến trái tim
Trương Nghệ Mưu: Năm đó tôi đang định cưới Củng Lợi, lại bị một người đàn ông hủy hoại tất cả