Nguyên mẫu nàng Hạ Tử Vi trong lịch sử: Nhan sắc cũng thuộc hàng mỹ nhân nhưng kết cục cuộc đời không đẹp như trong Hoàn Châu cách cách
Khám phá hang thạch nhũ hình chuông “siêu độc” ở Mexico / Ngọn núi bị nổ tung lộ ra ngôi mộ tuổi đời cả thiên niên kỷ, rất khác thường: Thấy cả phòng ăn, phòng tắm, ngửi thấy mùi thơm!
Trong bộ phim truyền hình cổ trang kinh điển Hoàn Châu cách cách, nàng Hạ Tử Vi xinh đẹp, dịu dàng do diễn viên Lâm Tâm Như thủ vai đã trở thành nữ thần thời niên thiếu của biết bao người. Khi sáng tác tiểu thuyết Hoàn Châu cách cách sau được chuyển thể thành phim, nữ sĩ Quỳnh Dao đã sáng tạo các nhân vật của mình dựa trên nhân vật có thật trong lịch sử nhà Thanh. Và nguyên mẫu của nàng Tử Vi cách cách là con gái thứ 4 của Hoàng đế Càn Long - Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa.
Hạ Tử Vi - nữ thần trong lòng không ít 8X, 9X một thời
Hòa Gia Công chúa sinh năm Càn Long thứ 10 (tức năm 1745). Khác với trong phim, Hạ Tử Vi không phải nàng công chúa bị lưu lạc nhân gian. Mẹ của công chúa là Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị - một người thiếp xuất thân thường dân khiêm tốn nhưng được hoàng đế vô cùng sủng ái.
Hình ảnh thực hiếm hoi về Hòa Gia Công chúa cho thấy nàng có gương mặt thanh tú hơn hẳn phụ nữ cùng thời
Cuộc đời công chúa không kịch tính như phim nhưng cũng nhiều bi kịch. Ngay từ khi sinh ra đời, Hòa Gia Công chúa đã gây chú ý trong hàng chục người con vì bị khuyết tật ở tay. Đôi bàn tay của nàng bị sưng phồng kỳ lạ, giữa các ngón tay có lớp màng. Ở thời bấy giờ, đây tất nhiên bị coi là điềm gở. Nhưng để "cứu nguy", bà mụ đã nhanh trí nói với vua rằng bàn tay của công chúa giống tay Phật và là dấu hiệu may mắn. Vậy nên Hòa Gia Công chúa còn được dân gian gọi là "Phật Thủ Công chúa". Thay vì lo lắng, nhờ vậy mà nàng còn được vua cha yêu quý.
Cũng như Hạ Tử Vi, Hòa Gia Công chúa là người con gái được vua Càn Long nâng niu đặc biệt. Nhiều nhà sử gia nhận định, nàng chính là công chúa được hoàng đế thích nhất. Khi trưởng thành, thời bấy giờ các công chúa thường sẽ được gả đi xa để cầu thân. Nhưng để giữ Hòa Gia Công chúa ở lại, Hoàng đế Càn Long cho phép nàng kết hôn cùng Phúc Long An, con trai của Đại học sĩ Phó Hằng. Khi gả đi, công chúa còn được xây phủ riêng hoành tráng bậc nhất, chưa có tiền lệ trước đó.
Phúc Long An cũng chính là nguyên mẫu của nhân vật Nhĩ Khang trong Hoàn Châu cách cách. Giống như trong phim, hai vợ chồng kết hôn và sống với nhau êm ấm, hạnh phúc. Thế nhưng, đáng tiếc là thời gian này chẳng được bao lâu. Hòa Gia Công chúa qua đời khi mới chỉ 23 tuổi. 16 năm sau, Phúc Long An cũng qua đời. Hai vợ chồng được chôn cất cùng nhau bên bờ sông Thông Huệ.
Hạ Tử Vi trong đời thực cũng có tình yêu và hôn nhân hạnh phúc với "Nhĩ Khang" của mình
Sau cái chết của công chúa, vua cha thể hiện sự đau lòng khôn nguôi. Phủ công chúa mà Hoàng đế Càn Long đặc biệt xây dựng cho nàng bị bỏ trống từ đó, không ai được sử dụng. Càn Long còn đón con trai duy nhất của nàng vào cung chăm sóc, dậy dỗ. Người con này là Phong Thân Tế Luân.
Hòa Gia Công chúa yểu mệnh mất sớm và kết cục của con trai duy nhất cũng rất bi thảm
Tuy nhiên, khi lớn lên con trai nàng lại trở nên ngang tàng, tác oai tác quái vì cậy được ông ngoại che chở, bênh vực. Đến khi Càn Long qua đời, Phong Thân Tế Luân bị vị vua tiếp theo là Gia Khánh "xử lý" nghiêm khắc. Ông bị giáng chức liên tục đến mức cuối cùng trở thành một thị vệ, bị người đời cười chê. Chẳng mấy chốc, Phong Thân Tế Luân cũng ôm hận mà chết trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo