Văn hóa

Những sao Hoa Ngữ tài năng không xứng với thù lao

Từ vụ bê bối thu nhập triệu đô của Trịnh Sảng, nhiều người đã có dịp nhìn lại một nghịch lý tồn tại bấy lâu nay trong nền công nghiệp giải trí, đó là chuyện tài năng không tương xứng với mức thù lao được nhận của những “ngôi sao lưu lượng”.

Mỹ nhân cổ trang Hoa ngữ mặc váy tím: Dương Tử tiên khí, Địch Lệ Nhiệt Ba gây tiếc nuối / 4 mỹ nhân Hoa ngữ đóng giả nam nhi: Người trang điểm quá đà, kẻ lộ rõ vòng một nhô cao

Những chiêu trò thổi giá cát-xê

Nữ diễn viên Trịnh Sảng vẫn tiếp tục là cái tên nóng nhất các trang mạng xã hội Trung Quốc khi bị tình cũ Trương Hằng tố nhận cát-xê 160 triệu nhân dân tệ (24,7 triệu USD) chỉ trong 77 ngày đóng “Thiện nữ u hồn” vào giai đoạn 2018 - 2019.

Trong khi ở đất nước tỷ dân thu nhập bình quân đầu người nằm vào khoảng hơn 4.000 USD/năm, thì nữ diễn viên 9X đã có thể mua một căn nhà sau 2 ngày làm việc bằng số tiền mà một người phải làm trong 30 năm.

Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, cơ quan thuế của Trung Quốc đã lập tức mở cuộc điều tra nghi vấn trốn thuế của Trịnh Sảng, đồng thời tuyên bố thực thi hạn chế đối với những khoản thanh toán quá cao trong lĩnh vực giải trí.

Trịnh Sảng gây choáng khi kiếm được mức cát-xê gấp nhiều lần một nhân viên bình thường chỉ trong một giờ với vai diễn trong

Trịnh Sảng gây choáng khi kiếm được mức cát-xê gấp nhiều lần một nhân viên bình thường chỉ trong một giờ với vai diễn trong "Thiện nữ u hồn".

Trước Trịnh Sảng, nữ diễn viên Phạm Băng Băng cũng bị điều tra về cáo buộc tương tự sau lời tố cáo của cựu MC Thôi Vĩnh Nguyên.

Người đẹp họ Phạm đã dùng thủ đoạn tạo một “hợp đồng âm dương” - trong đó một hợp đồng ghi mức lương thỏa thuận thật giữa hai bên và hợp đồng còn lại để báo cáo với cơ quan thuế. Như vậy, cô đã ngụy trang cho khoản cát-xê 9,3 triệu USD thành 1,5 triệu USD.

Phạm Băng Băng từng dính nghi án trốn thuế bằng hợp đồng âm dương khiến cô thân bại danh liệt.

Phạm Băng Băng từng dính nghi án trốn thuế bằng hợp đồng âm dương khiến cô thân bại danh liệt.

Hiện Trịnh Sảng cũng đang được cho là sử dụng chiêu trò tương tự nhằm qua mặt cơ quan thuế Trung Quốc. Hơn nữa, đây không phải là điều gì quá mới lạ ở thị trường giải trí Hoa ngữ mà đã trở thành một thông lệ những năm gần đây.

Dương Mịch có thể là một ví dụ điển hình theo SCMP. Nếu như với vai Quách Tương trong “Thần điêu đại hiệp” (2006) cô vẫn chưa đủ tên tuổi để thương lượng thù lao thì đến năm 2018, khi đóng vai chính trong “Người đàm phán”, cô nhận được 860.000 nhân dân tệ/tập.

 

Thậm chí, còn có nhiều cách khác để “lách luật” trong những trường hợp đặc biệt mà phổ biến nhất là đăng ký thành lập công ty dưới danh nghĩa ngôi sao đó ở các khu vực có ưu đãi về chính sách thuế, như thành phố Khorgos (Tân Cương) được miễn thuế trong 5 năm.

Quan trọng hóa lưu lượng thay vì chất lượng tác phẩm

Điểm chung của những ngôi sao như Dương Mịch, Trịnh Sảng, Phạm Băng Băng là tuy được trả thù lao cao ngất ngưởng nhưng diễn xuất vẫn còn gây tranh cãi. Thậm chí như Dương Mịch hay Trịnh Sảng còn bị đánh giá là ngày càng đi xuống.

Nhiều nhà sản xuất bị ám ảnh về số người xem mà bỏ qua việc tuyển người có thực lực. Các ngôi sao vì thế cũng chạy theo phong trào tạo nên những hình ảnh có tính lan tỏa để nâng cao giá trị thương mại thay vì trau dồi khả năng.

Dương Mịch thường gây tranh cãi bởi diễn xuất có phần đi xuống của mình trong khi giá trị thương mại ngày càng cao.

Dương Mịch thường gây tranh cãi bởi diễn xuất có phần đi xuống của mình trong khi giá trị thương mại ngày càng cao.

Năm 2015 khái niệm “ngôi sao lưu lượng” bắt đầu xuất hiện sau sự nở rộ của các chương trình truyền hình thực tế, kéo theo đó là “văn hóa fandom” (cộng đồng hâm mộ một thần tượng) rất được chú trọng trong giới giải trí.

 

Theo Uông Hải Lâm, biên kịch nổi tiếng từng làm việc với Trịnh Sảng, vấn đề “chạy theo lưu lượng” còn bắt nguồn từ sự tham gia của các công ty công nghệ như Tencent hay Alibaba vào lĩnh vực giải trí.

Những “gã khổng lồ này” mua và sản xuất các chương trình trên nền tảng video của họ, từ đó cạnh tranh người truy cập và đăng ký sử dụng các nền tảng này. Hơn nữa, họ chỉ đánh giá kịch bản theo mức độ phổ biến thay vì chất lượng.

Cách đơn giản nhất là lấy kịch bản chuyển thể từ các tiểu thuyết mạng nổi tiếng, có sẵn lượng người hâm mộ lớn, được gọi là đại IP. Sau đó, họ mời những ngôi sao lưu lượng tham gia, tạo nên những cuộc tranh luận và gia tăng sức hút cho tác phẩm.

Luhan, Ngô Diệc Phàm, Hoàng Tử Thao đều là những ngôi sao lưu lượng do họ trưởng thành từ các lò đào tạo thần tượng ca hát thay vì diễn xuất.

Luhan, Ngô Diệc Phàm, Hoàng Tử Thao đều là những ngôi sao lưu lượng do họ trưởng thành từ các lò đào tạo thần tượng ca hát thay vì diễn xuất.

Ông Uông cho rằng, đây là mảnh đất không chuyên nghiệp cho những ngôi sao như Luhan (Lộc Hàm), Hoàng Tử Thao hoặc Ngô Diệc Phàm vốn có sẵn lượng fan lớn nhưng không hề có kinh nghiệm diễn xuất.

 

Uông Hải Lâm cho rằng, độ nóng của tác phẩm đôi lúc không phải thật. Vì lợi nhuận, các nhà sản xuất có thể mua hoặc làm giả dữ liệu. Những lượt truy cập và chia sẻ có thể chỉ từ người hâm mộ, không phải từ công chúng yêu phim.

Giải pháp nào cho tình trạng thụt lùi?

Việc chạy theo con số người xem trong ngành giải trí đã khiến các nhà sản xuất dùng phần lớn kinh phí cho việc chi trả cát-xê cho những ngôi sao lưu lượng góp mặt trong dự án. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài năng diễn xuất và chất lượng tác phẩm cũng giảm theo.

Vì đóng phim ngày càng dễ, nên nhiều sao Hoa ngữ đã bỏ bê việc luyện tập, thậm chí không cần thuộc thoại khi lên phim trường. MC nổi tiếng Kim Tinh gần đây khiến dư luận “dậy sóng” khi tiết lộ chuyện diễn viên chỉ cần nhấp môi còn lại sẽ được khâu hậu kỳ lo.

Lưu lượng cao đồng nghĩa với quảng cáo từ các thương hiệu lớn cũng nhiều hơn.

Lưu lượng cao đồng nghĩa với quảng cáo từ các thương hiệu lớn cũng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sự vắng mặt khi quay phim của các diễn viên chính và sử dụng “thế thân” để hoàn thành cảnh quay. Angelababy từng liên tục bị công chúng “ném đá” trong bộ phim truyền hình “General and I” (Tình trong biển hận) vào năm 2017 vì lạm dụng thế thân.

 

Mặt khác, khi hiện tượng này tiếp diễn, các công ty sản xuất nhỏ sẽ khó lòng cạnh tranh được vì họ không đủ kinh phí để thuê những ngôi sao nổi tiếng. Những ngôi sao ít tên tuổi cũng sẽ không có nhiều cơ hội để chứng tỏ tài năng.

Nhận ra, thực trạng đang giết chết nền điện ảnh nước nhà, một số công ty sản xuất ở Bắc Kinh đã bắt đầu hành động để chống lại nó. Năm 2018, một nhóm các nền tảng video và công ty điện ảnh, bao gồm Youku và iQiyi, đã thống nhất quy định, một diễn viên không được trả quá 50 triệu nhân dân tệ (7,7 triệu USD) cho một bộ phim.

Lang Nha Bảng được xem là tác phẩm truyền hình có chất lượng tốt nhờ dàn diễn viên thực lực thay vì các ngôi sao lưu lượng.

Lang Nha Bảng được xem là tác phẩm truyền hình có chất lượng tốt nhờ dàn diễn viên thực lực thay vì các ngôi sao lưu lượng.

Hơn nữa, những nhà sản xuất chú trọng đến chất lượng cũng nhận được phản hồi tích cực từ công chúng. Chẳng hạn như Daylight Entertainment, với hầu hết chương trình của họ đều được người xem đánh giá tốt.

Những bộ phim truyền hình do Daylight sản xuất như “Lang Nha Bảng” và “Sơn Hải tình” có sự góp mặt của những diễn viên thực lực, nội dung hấp dẫn và được trang Douban chấm điểm cao, lên tới 9,4 điểm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm