Hỗ trợ doanh nghiệp

Xuất khẩu trực tuyến: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt trong ‘sân chơi’ hội nhập

(DNVN) - Xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang được doanh nghiệp nội lựa chọn để bước vào sân chơi chung toàn cầu với nhiều lợi ích, cũng như nhiều cạnh tranh. Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, đây sẽ là “chìa khoá” mở “cánh cửa” tăng trưởng xuất khẩu.

Khi xuất khẩu trực tuyến là ‘chìa khóa’

Năm 2016 là thời điểm xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh sau khi một số Hiệp định thương mại tự do quan trọng như Việt Nam – EU và Việt Nam – Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực. Nhất là việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vừa chính thức được ký kết ngay những ngày đầu tháng 2.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu năm 2016 có thể vẫn sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2015 và mục tiêu tăng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm rất khó đạt được. Thậm chí ngay cả đạt mức tăng như năm trước cũng không hề dễ dàng.

Theo đó, dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế thì một trong những chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế khó khăn là xuất khẩu trực tuyến. Việc tận dụng ưu thế của xuất khẩu trực tuyến nhằm tiếp cận tốt hơn với nhà nhập khẩu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) Việt Nam.

Xuất khẩu trực tuyến: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong ‘sân chơi’ hội nhập.

Theo thống kê, hiện nay có tới 74% là gặp gỡ trực tiếp và 65% qua email, bưu điện… trong khi đó, chỉ có 8% các doanh nghiệp giao kết hợp đồng trên sàn giao dịch điện tử và chỉ có 3% giao dịch qua webside của doanh nghiệp hoặc webside đối tác. Hơn nữa, thực tế cho thấy, có tới 73% doanh nghiệp cho biết ứng dụng thương mại điện tử mang lại hiệu quả cao, và tỷ lệ tranh chấp khi sử dụng hợp đồng điện tử là rất thấp, chỉ khoảng 8%.

Trên cơ sở đó, gần đây nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào kênh xuất khẩu trực tuyến để chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng kinh doanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận triển khai mô hình kinh doanh mới này nên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Mặt khác, phương thức kinh doanh này cũng khiến doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao so với một số quốc gia khác như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Xuân Thủy – Giám đốc Phụ trách thị trường Việt Nam của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu trực tuyến thường thiếu kỹ năng chuyên nghiệp như tiếp cận khách hàng, xử lý thư hỏi hàng, chăm sóc khách hàng của dẫn tới không tận dụng được hết các cơ hội mang lại từ các kênh này. Ngoài ra, doanh nghiệp nội vẫn chưa biết khai thác và tìm được đối tác tại những quốc gia lệch múi giờ so với Việt Nam.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia “sân chơi” này đạt được hiệu quả cao Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng đã “vào cuộc” để hỗ trợ doanh nghiệp tăng xuất khẩu bằng cách cung cấp thị trường cho từng nhóm hàng, từng khu vực, hệ thống thương vụ ở các nước, thông tin đối tác, xác thực sản phẩm ở các thị trường. Cổng thương mại điện tử cũng là kênh để doanh nghiệp kết nối với các thương vụ và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Hướng đi “hợp thời”

 

Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay, tại các nước có nền kinh tế phát triển xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi các nhà nhập khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua Internet. Ngoài ra, kênh này còn mang lại hiệu quả về mặt chi phí và rất phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Cũng nói về vấn đề nay, một chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu trực tuyến có thể mở ra những thị trường xuất khẩu mới, trong khi đó nguồn kinh phí bỏ ra cho hoạt động này là không nhiều. “Chủ yếu doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, công sức cho việc đăng thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, các chứng chỉ, thanh toán… hay trả lời phản hồi khách hàng”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Cũng theo vị chuyên gia này, 96% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Do đó, doanh nghiệp nội phải hay đổi từ cách thức kinh doanh truyền thống là bán hàng trực tiếp sang hình thức kinh doanh hiện đại là bán hàng trực tuyến thì mới tồn tại được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến gặp phải hiện nay, vị chuyên gia cho rằng, để sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu khi đăng tải trực tuyến trước hết, sản phẩm đó phải có đủ điều kiện xuất khẩu, các nhà sản xuất phải có các chứng chỉ phù hợp về tiêu chí chất lượng, an toàn để tạo lòng tin cho người mua. Các thông tin về sản phẩm đưa lên phải chi tiết, có chứa các điều kiện thương mại phù hợp về giá, thanh toán, đóng gói vận chuyển… Điều này giúp phía đối tác dễ tìm được những thông tin cần thiết về sản phẩm, tạo được ấn tượng trước mắt...

Ông Đào Mạnh Khôi – Giám đốc Thương mại điện tử Khu vực phía Bắc – Công ty OSB đánh giá, tại Việt Nam với dân số 91,3 triệu người, 45% dân số dùng internet, giá trị mua hàng của mỗi cá nhân là 160 USD/năm, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm online lên tới 62%, quy mô thị trường TMĐT khoảng 4,07 tỷ USD… Chính vì vậy, TMĐT ở Việt Nam khá khả quan, thậm chí còn cao hơn so với Indonesia, điều này cho thấy sự nhanh nhạy của doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT.

Nên đọc

Xuất khẩu trực tuyến:  Giải pháp cho ‘sân chơi’ hội nhập

 

(DNVN) - Xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang được doanh nghiệp nội lựa chọn để bước vào sân chơi chung toàn cầu với nhiều lợi ích, cũng như nhiều cạnh tranh. Chuyên gia kinh tế nhận định, đây sẽ là “chìa khoá” mở “cánh cửa” tăng trưởng xuất khẩu.

 

Khi xuất khẩu trực tuyến là ‘chìa khóa’

 

Năm 2016 là thời điểm xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh sau khi một số Hiệp định thương mại tự do quan trọng như Việt Nam – EU và Việt Nam – Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực. Nhất là việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vừa chính thức được ký kết ngay những ngày đầu tháng 2.

 

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu năm 2016 có thể sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2015 và mục tiêu tăng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm rất khó đạt được. Thậm chí ngay cả đạt mức tăng như năm trước cũng không hề dễ dàng.

Theo đó, dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, ông Lê Văn Lợi - Viện trưởng Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một trong những chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế khó khăn là xuất khẩu trực tuyến.

Việc tận dụng ưu thế của xuất khẩu trực tuyến nhằm tiếp cận tốt hơn với nhà nhập khẩu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) Việt Nam.

Theo thông kê, hiện nay có tới 74% là gặp gỡ trực tiếp và 65% qua email, bưu điện… trong khi đó, chỉ có 8% các doanh nghiệp giao kết hợp đồng trên sàn giao dịch điện tử và chỉ có 3% giao dịch qua webside của doanh nghiệp hoặc webside đối tác.

Hơn nữa, thực tế cho thấy, có tới 73% doanh nghiệp cho biết ứng dụng thương mại điện tử mang lại hiệu quả cao, và tỷ lệ tranh chấp khi sử dụng hợp đồng điện tử là rất thấp, chỉ khoảng 8%.

 

Trên cơ sở đó, gần đây nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào kênh xuất khẩu trực tuyến để chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng kinh doanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận triển khai mô hình kinh doanh mới này nên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Mặt khác, phương thức kinh doanh này cũng khiến doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao so với một số quốc gia khác như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Xuân Thủy – Giám đốc Phụ trách thị trường Việt Nam của Tập đoàn Alibaba.com cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu trực tuyến thường thiếu kỹ năng chuyên nghiệp như tiếp cận khách hàng, xử lý thư hỏi hàng, chăm sóc khách hàng của dẫn tới không tận dụng được hết các cơ hội mang lại từ các kênh này. Ngoài ra, doanh nghiệp nội vẫn chưa biết khai thác và tìm được đối tác tại những quốc gia lệch múi giờ so với Việt Nam.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tham gia “sân chơi” này đạt được hiệu quả cao Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng đã “vào cuộc” để hỗ trợ doanh nghiệp tăng xuất khẩu bằng cách cung cấp thị trường cho từng nhóm hàng, từng khu vực, hệ thống thương vụ ở các nước, thông tin đối tác, xác thực sản phẩm ở các thị trường. Cổng thương mại điện tử cũng là kênh để doanh nghiệp kết nối với các thương vụ và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.

Hướng đi “hợp thời”

 

Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay, tại các nước có nền kinh tế phát triển xu hướng xuất khẩu trực tuyến đang là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi các nhà nhập khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua Internet.

 

Ngoài ra, kênh này còn mang lại hiệu quả về mặt chi phí và rất phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Theo bà Lê Thị Thanh Hằng - Giám đốc Công ty xuất khẩu Elmaco (hoạt động trong lĩnh vực vật liệu điện và cơ khí), doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu trực tuyến có thể mở ra những thị trường xuất khẩu mới, trong khi đó nguồn kinh phí bỏ ra cho hoạt động này là không nhiều.

“Chủ yếu doanh nghiệp phải đầu tư thời gian, công sức cho việc đăng thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, các chứng chỉ, thanh toán… hay trả lời phản hồi khách hàng” bà Hằng cho hay.

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Lợi, 96% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp này còn hạn chế.

Do đó, doanh nghiệp nội phải hay đổi từ cách thức kinh doanh truyền thống là bán hàng trực tiếp sang hình thức kinh doanh hiện đại là bán hàng trực tuyến thì mới tồn tại được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

 

Trước những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến gặp phải hiện nay, ông Lợi cho rằng, để sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu khi đăng tải trực tuyến trước hết, sản phẩm đó phải có đủ điều kiện xuất khẩu, các nhà sản xuất phải có các chứng chỉ phù hợp về tiêu chí chất lượng, an toàn để tạo lòng tin cho người mua. Các thông tin về sản phẩm đưa lên phải chi tiết, có chứa các điều kiện thương mại phù hợp về giá, thanh toán, đóng gói vận chuyển… Điều này giúp phía đối tác dễ tìm được những thông tin cần thiết về sản phẩm, tạo được ấn tượng trước mắt...

BOX: Ông Đào Mạnh Khôi, Giám đốc TMĐT khu vực phía Bắc, Công ty OSB, Gold Supplier cho biết, tại Việt Nam với dân số 91,3 triệu người, 45% dân số dùng internet, giá trị mua hàng của mỗi cá nhân là 160 USD/năm, tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm online lên tới 62%, quy mô thị trường TMĐT khoảng 4,07 tỷ USD… Chính vì vậy, TMĐT ở Việt Nam khá khả quan, thậm chí còn cao hơn so với Indonesia, điều này cho thấy sự nhanh nhạy của doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT.

Hòa Hậu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo