Chuyển đổi số

CEO Getfly Nguyễn Huy Hoàng: Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội hơn trong dịch bệnh Covid-19

DNVN - Ông Nguyễn Huy Hoàng - CEO Getfly chia sẻ: Chuyển đổi số, đi kèm với việc không ngừng nâng cao kỹ năng quản trị, hành động quyết liệt và nhanh chóng đó là chìa khoá để chúng ta sinh tồn, ổn định và phát triển

6 cách sử dụng phần mềm Zoom để học tập và làm việc từ xa an toàn / Facebooker bức xúc vì cho rằng bị dắt mũi trong chiến dịch thu thập chữ A để ủng hộ trẻ tự kỷ

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Toàn bộ nền kinh tế đang bị bao phủ bởi môt màu xám xịt. Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đến thời điểm hiện tại chúng ta đang chứng kiến sự “đóng băng” của nền kinh tế. Một loạt các doanh nghiệp đang phải tạm ngừng hoạt động, đóng băng, “chết lâm sàng” thậm chí là phá sản trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài.

Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế trong đó cũng tác động tiêu cực lên giới công nghệ quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng vì nó làm xáo trộn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, con số thống kê cho thấy rất nhiều các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu như Facebook, Google, Apple đều đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. Và đặc biệt trong giai đoạn này chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những ứng dụng công nghệ như Zoom, Amazon hoặc Netflix.

Làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trong các doanh nghiệp Việt hiện nay đang là xu hướng tất yếu để thích nghi, tồn tại và phát triển trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trong quá trình chuyển đổi số, phần mềm CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng. Là một đơn vị cung cấp giải pháp CRM gần 10 năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), ông Nguyễn Huy Hoàng – người sáng lập Công ty Getfly, cung cấp phần mềm CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ họ đang cần gì, muốn gì và nên làm gì để tiến hành chuyển đổi số thành công đặc biệt ở thời điểm hiện tại.

Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã có buổi trò chuyện với ông Nguyễn Huy Hoàng – CEO Getfly về cách mà Getfly đang vượt qua khủng hoảng như thế nào trong mùa dịch Covid-19, cũng như có những lời khuyên cụ thể để giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất về chuyển đổi số và làm sao để có thể chuyển đổi số thành công trong giai đoạn này.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - CEO của Getfly CRM

Ông Nguyễn Huy Hoàng - CEO của Getfly CRM.

Dưới góc nhìn của một đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm CRM hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, theo ông tình hình dịch bệnh Covid-19 đã có những ảnh hưởng và tác động như thế nào đối với lĩnh vực công nghệ số nói chung và Getfly nói riêng?

Ông Nguyễn Huy Hoàng: Dịch bệnh Covid-19 có thể nói là một sự kiện chưa từng có trong đời sống doanh nghiệp nói chung. Tất cả các nhà điều hành thì chưa từng được học cũng như chưa từng trải qua điều gì tương tự. Chúng ta dần trải qua những cung bậc từ cú sốc Cung – khi Vũ Hán bị phong toả, ảnh hưởng hết chuỗi cung ứng, sắp tới chúng ta lại trải qua cú sốc Cầu, khi hoạt động kinh doanh lại nhưng không có người mua.

Doanh nghiệp công nghệ số tưởng đứng ngoài, nhưng theo tôi, về bản chất doanh nghiệp công nghệ là doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động của nền kinh tế, nên không thể không bị ảnh hưởng, trong ngắn hạn, có thể một vài doanh nghiệp được sự tăng trưởng vượt bực (như Zoom.us), nhà mạng cung cấp đường truyền, nhưng do khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp và người tiêu dùng nên khi khách hàng mà nghèo đi, thì sẽ tác động đến chính bản thân công ty công nghệ.

Riêng Getfly, chúng tôi cung cấp giải pháp CRM, nói là phần mềm, nhưng thực ra khi triển khai CRM đòi hỏi một nhận thức, tư duy chiến lược rất cao của người chủ doanh nghiệp, nên các bạn biết đấy, đối với những người có tư duy xuất sắc như các chủ doanh nghiệp, thì việc vượt qua các cú sốc đối với họ là chuyện bình thường, thậm chí họ còn thấy cơ hội trong thách thức, cho nên chúng tôi cũng chưa thấy quá nhiều ảnh hưởng ở tập khách hàng của mình mà chúng tôi nhận thấy có nhiều cơ hội hơn khi dịch bệnh diễn ra.

Được biết đối tượng khách hàng của Getfly là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp vì dịch bệnh như hiện tại có ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua sắm của khách hàng cũng như doanh thu và hoạt động của Getfly không?

Khi dịch Covid-19 xảy ra, chúng tôi ghi nhận sự quan tâm vượt trội từ khách hàng, khách hàng rất quan tâm đến giải pháp của chúng tôi. Getfly luôn định vị mình là một giải pháp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi tự xác định mình phải là người hiểu khách hàng của mình nhất. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều đặc điểm khi chọn giải pháp khá “đặc biệt”.

Đặc biệt ở đây không phải là khác biệt, mà do cách tư duy khi trải nghiệm giải pháp. Đối với doanh nghiệp lớn, nguồn lực lớn, năng lực quản trị cao, người ta cho phép một kế hoạch dài hơi với việc triển khai giải pháp phần mềm, nhưng đối với doanh nghiệp nhỏ, thì giải pháp đó phải Đơn giản, dễ sử dụng, tất cả trong một và quan trọng nhất phải Nhanh tạo ra hiệu quả.

Chúng tôi cũng hiểu đây là giai đoạn khó khăn, chủ doanh nghiệp cần người đồng hành, cần người nói cho họ phương pháp vượt qua khó khăn. Do đó, chúng tôi tập trung vào việc xây dựng các khoá học trực tuyến, các quy trình, các phương pháp sử dụng giải pháp làm sao để chủ doanh nghiệp có thể dùng “Nhanh – Dễ - Ra kết quả” với mức chi phí hợp lý nhất. Chúng tôi tin rằng, những khoá học cung cấp miễn phí này, sẽ tạo ra những tri thức thực dụng, từ tri thức thực dụng tao ra lợi nhuận vượt trội cho doanh nghiệp.

Theo như tôi tìm hiểu, hiện tại cả trong giai đoạn thực hiện ““Work from home” cách ly xã hội thì Getfly vẫn trả lương đầy đủ cho nhân viên (thậm chí là trả lương trước hạn) và vẫn đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự để kiện toàn bộ máy. Đây là một hành động hiếm thấy ở các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện tại. Ông có thể chia sẻ thêm về bí quyết cũng như kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới được không?

Trong giai đoạn phải thực hiện cách ly, hay mọi người gọi là “Work from home”, theo tôi thực tế là: Chúng ta bị cách ly, chúng ta không thể đến chỗ làm được, nên chúng ta phải làm ở nhà. Thực tế này, nó khác với tư tưởng của “Work from home”, cho phép nhân viên được ở nhà làm việc. Nên về cơ bản, đây là trường hợp không mong muốn, của cả người lao động và người chủ doanh nghiệp.

Ở thời điểm hiện tại Getfly nhận thấy mình có  nhiều cơ hội hơn khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra

Ở thời điểm hiện tại Getfly nhận thấy mình có nhiều cơ hội hơn khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra.

Nhưng khi xã hội bị cách ly, ở một số công ty, nguồn thu bị giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới dòng tiền, khiến cho hành động tiếp theo đó là việc chậm lương, giảm lương nhân viên để tăng dòng tiền, bảo đảm sự an toàn tài chính của công ty trong giai đoạn đầy chông gai sắp tới. Nhưng điều này, theo quan sát của tôi, thì nó cũng có thể bắt nguồn từ việc hệ thống lương, chính sách của những công ty này bị lạc hậu, lương – thu nhập của người lao động không gắn liền với hiệu quả làm việc của công ty.

Trong công ty, luôn có bộ phận Front Office (những người trực tiếp làm ra tiền – Sale) lương phụ thuộc vào doanh số, và bộ phận Back Office (những người không trực tiếp làm ra tiền – CSKH, Kế toán, hành chính…) lương phụ thuộc vào KPI công việc… Nếu hệ thống quản trị được thiết kế tốt, thì ngay khi dòng tiền của công ty giảm xuống, thì thay vì chỉ có giám đốc đau xót cảm thấy mình bị mất mát, thì ngay cả người lao động thu nhập giảm xuống một cách tương ứng – do KPI bị giảm.

Vì thế, lương nhân viên nhận được đó chính là thu nhập chính đáng họ phải được nhận, nên chẳng có lý do gì để giảm lương của họ cả. Getfly may mắn được sự trợ giúp của chuyên gia quản trị nhân sự Nguyễn Hùng Cường đã đồng hành xây dựng hệ thống chính sách trong suốt 2 năm gần đây, chúng tôi nắm rất vững triết lý win - win, lấy nhân viên làm trọng, nhân viên đi làm chẳng qua cũng là muốn đi làm giàu, có thu nhập bền vững. Nhân viên có giàu, công ty mới mạnh được. Nên tôi thấy, đây chính là cơ hội để mình trả ơn cho những người đang rất kiên định giúp công ty tiến lên phía trước.

Là một doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghê số (Phần mềm CRM), đã quá quen với việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành. Theo ông đây có phải là lợi thế của Getfly thời điểm hiện tại?

Phần mềm CRM, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, tên của nó là như thế. Đã 10 năm rồi, chúng tôi phát triển hệ thống này, cũng đã 10 năm tôi được chiêm nghiệm chữ R – Relationship (Quan hệ) của phần mềm này, thì tôi thấy, các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thấy tầm quan trọng của chữ này. Nhiều người chỉ quen coi CRM như một nơi để lưu số điện thoại và email, và nghĩ rằng CRM chẳng khác Excel là mấy. Nhưng đồng thời, họ quên đi một điều rất quan trọng, mà chính là trong dịp Covid-19 này đây, khi dịch diễn ra, tôi tin chắc họ sẽ cầm điện thoại, gọi hỏi thăm khách hàng mà họ có “quan hệ” lâu năm.

Câu hỏi đặt ra là, nếu mình quên 1 ai đó mình không hỏi thăm họ, và trong lúc đó, đối thủ của mình lại quan tâm người ta hết lòng, liệu mối quan hệ này tương lai có còn tròn trịa. Đấy chỉ là mình, nhân viên mình thì sao?…

CRM giúp chủ doanh nghiệp quản lý mọi thông tin, mọi hoạt động của nhân viên, dù online hay offline, về bản chất, các chủ doanh nghiệp còn chẳng cần nhân viên đến công ty, vì công ty đó chính là CRM và CRM đã nằm ở trên Đám mây. Thực sự thì, dù có cách ly, Getfly chúng tôi hoạt động vẫn hiệu quả như bình thường, mà có khi tốt hơn ở khía cạnh bản thân từng nhân viên của chúng tôi hiểu thêm được sức mạnh của hệ thống, khi họ tin, tôi chắc chắn rằng khách hàng của chúng tôi cũng sẽ có lòng tin thông qua đó, họ sẽ có nhiều lợi nhuận hơn rất nhiều.

Khi dịch bệnh bùng phát, phải thực hiện giãn cách và cách ly xã hội, nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải làm việc từ xa hoặc tìm kiếm những giải pháp công nghệ số thay cho những phương thức bán hàng truyền thống để duy trì hoạt động kinh doanh. Ông đánh giá hiệu quả của việc các doanh nghiệp SMEs đang thực hiện chuyển đổi số để thích nghi cũng như phát triển trong giai đoạn này như thế nào?

Chuyển đổi số đã là một xu hướng không thể tránh khỏi. Việc cách ly chỉ làm đẩy nhanh quá trình đó lên rất nhiều lần. Nó giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Hiện nay, nhiều người chỉ coi việc triển khai một phần mềm, xây dựng website, dùng chữ ký số, hoá đơn điện tử là chuyển đổi số…

Đó mới chỉ đúng một phần, phần rất nhỏ, phần sử dụng công cụ. Chuyển đổi số nó rộng hơn rất nhiều, nó phải được doanh nghiệp coi là một chiến lược, là sự lựa chọn của tầng cao nhất trong doanh nghiệp – những người chủ doanh nghiệp. Sau khi đã có chiến lược, họ phải hoạch định nguồn lực – đó là tiền, đó là thời gian, đó là quyết tâm để thực hiện. Sau đó mới là các công cụ thực hiện…

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho rằng: Chuyển đổi số không ngừng nâng cao kỹ năng quản trị, hành động quyết liệt và nhanh chóng đó là chìa khoá để chúng ta sinh tồn

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho rằng: Chuyển đổi số không ngừng nâng cao kỹ năng quản trị, hành động quyết liệt và nhanh chóng đó là chìa khoá để chúng ta sinh tồn.

Các doanh nghiệp nhỏ, do bị áp lực về cơm áo gạo tiền hàng ngày, nên họ rất ít khi nghĩ tới việc chuyển đổi số lại mất thời gian như vậy. Đó là yếu điểm của họ, nhưng mặt khác, đó lại chính là lợi thế duy nhất của họ - Nhỏ tương đương với linh hoạt.

Nếu tư duy của người chủ thông, thì chỉ trong vòng 1 đến 2 tuần, với sự trợ giúp của chuyên gia, thì doanh nghiệp họ có thể số hoá toàn phần. Và khi doanh nghiệp họ đã “ở trên mây” (On the cloud), thì họ sẽ chạy nhanh hơn, ít chi phí hơn, hiệu quả hơn, và có đủ khả năng sinh tồn cao hơn…

Với tư cách là một doanh nghiệp nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ (cung cấp phần mềm CRM), ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và đang tiến hành chuyển đổi số giai đoạn này không?

Chuyển đổi số, đi kèm với việc không ngừng nâng cao kỹ năng quản trị, hành động quyết liệt và nhanh chóng đó là chìa khoá để chúng ta sinh tồn, ổn định và phát triển

Xin cảm ơn ông!

Huyền Phạm (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm