Chuyển đổi số

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam Hoàng Đức Thảo: Khoa học và Công nghệ là động lực phát triển KT - XH

DNVN - Theo ông Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, sự ra đời của Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam là nơi tập hợp, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh... góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: TP Thủ Đức sẽ là trung tâm trí tuệ nhân tạo lớn trong nước và quốc tế / Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Phát triển kinh tế trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ

Thư chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam Hoàng Đức Thảo.

Thư chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam Hoàng Đức Thảo.

Ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới tới tất cả các hội viên của Hiệp hội nhân dịp năm mới 2021.

Trong bức thư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hoàng Đức Thảo viết:

"Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cảu Đảng, chào đón năm mới 2021, mừng Xuân Tân Sửu, thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi thân ái gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân Khoa học và Công nghệ trên cả nước cũng như cơ quan Báo chí, truyền thông của Hiệp hội (Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam: Doanhnghiepvn.vn; Thương hiệu Việt), tình cảm thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.

Năm 2020 được coi là năm đầy thử thách với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong cả nước nói chung và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Khoa học và Công nghệ nói riêng. Đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai và lũ lụt đe doạ cùng với tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Trên tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ, hợp tác giúp nhau cùng phát triển được công đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát huy trình độ cao. Với sự chỉ đạo của Chính phủ, sự đồng hành của nhân dân, cả nước thực hiện và hoàn thành “mục tiêu kép” – vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo đà cho bước phát triển mới. Điều đáng nói là, năm 2020. Giá trị thương hiệu Khoa học và Công nghệ của Việt Nam tăng 29%, đạt 319 tỷ USD, xếp thứ 33 trên toàn thế giới.

Qua những thành tựu đó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và được đánh giá cao năng lực doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua thử lớn “lửa thử vàng, thời gian thử sức”, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Khoa học và Công nghệ đã nổ lực vượt khó, sáng tạo tìm hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, đã góp phần xây dựng và phát triển Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng như tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bước sang năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước và thế giới có nguy cơ suy giảm, hơn lúc nào hết, cộng đồng doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ cần kiên cường vượt mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhất là tạo bước đột phá trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, đổi mới sáng tạo, để phát triển nhanh và bền vững.

Với tâm thế xuyên suốt “Khoa học và Công nghệ - chìa khoá của thành công”, với niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi tin rằng, bước sang năm mới các thành viên trong Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ đạt nhiều thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực, cùng nhau góp sức xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh, góp phần mạnh mẽ vào quá trình xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, tịnh vượng.

Nhân dịp năm mới 2021, Xuân Tân Sửu, thay mặt lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi xin kinh chúc các doanh nghiệp, doanh nhân Khoa học và Công nghệ cùng gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc"./.

Trong không khí cả nước đang đón chào Xuân mới Tân Sửu 2021, ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam; Thương Hiệu Việt về những sứ mệnh, các mục tiêu và nhiệm vụ của Hiệp hội, cũng như những nhiệm vụ trọng tâm về kế hoạch, hành động của Hiệp hội trong năm 2021.

Ở vị trí Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, xin ông chia sẻ về sứ mệnh của Hiệp hội? Trong ngắn hạn, các mục tiêu và nhiệm vụ của Hiệp hội là gì?

Ông Hoàng Đức Thảo: Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Mục đích của Hiệp hội tập hợp, tổ chức hỗ trợ các Doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh, tự nguyện tham gia, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ trong hoạt động và kết nối hiệu quả với các nhà khoa học, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Hiệp hội hoạt động theo các định hướng: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên Hiệp hội (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ và hỗ trợ Doanh nghiệp hội viên tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước,…); Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng, phương pháp tiếp cận hình thành và quản lý, điều hành hoạt động của Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Tư vấn hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Hỗ trợ, phối hợp xây dựng cơ chế chính sách liên quan tới Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Để hiện thực hóa tầm nhìn của Hiệp hội, chiến lược của Hiệp hội là gì? Ông có thể chia sẻ cụ thể về các kế hoạch hành động trong năm 2021 của Hiệp hội?

Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam ra đời trong một điều kiện gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, có một tình trạng chung là các doanh nghiệp hội viên đều chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ảnh hưởng bởi thiên tai nên kéo theo cả một hệ luỵ đó là các doanh nghiệp hiện nay hoạt động ở thế cầm cự là chính.Với vai trò là đơn vị cầu nối giúp chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ đời sống, đồng thời tạo tiền đề liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước, mở ra nhiều cơ hội mới cho khối doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong thời gian tới Hiệp hội sẽ tiếp tục hỗ trợ, phối hợp xây dựng cơ chế chính sách liên quan tới doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Song song đó, hiệp hội sẽ tìm hiểu từng điều kiện lĩnh vực và từng hoàn cảnh của các doanh nghiệp hội viên, trên cơ sở đó tập hợp lại những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắt để đóng góp cải tiền và góp phần hoàn thiện thể chế. Mặt khác Hiệp hội sẽ tạo ra một hệ thống, tổ chức vừa để tập hợp quy tụ vừa động viên khích lệ, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Ngoài ra, Hiệp hội sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm, toạ đàm, đối thoại, hỏi đáp chính sách giữa các thành viên của Hiệp hội với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác có liên quan.

Hoàng Đức Thảo cho biết, Hiệp hội sẽ là một sân chơi để tất cả các doanh nghiệp KH&CN có thể hội tụ, thể hiện quyết tâm tạo dựng một thị trường các sản phẩm KH&CN với hàm lượng chất xám của người Việt, cho người Việt và do người Việt làm chủ.

Ông Hoàng Đức Thảo cho biết, Hiệp hội sẽ là một sân chơi để tất cả các doanh nghiệp KH&CN có thể hội tụ, thể hiện quyết tâm tạo dựng một thị trường các sản phẩm KH&CN với hàm lượng chất xám của người Việt, cho người Việt và do người Việt làm chủ.

Ông có thể chia sẻ thêm về trao đổi giữa ông và những lãnh đạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong quá trình quyết định thành lập Hiệp hội?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các quốc gia và nền kinh tế. Tại Việt Nam, vai trò của khoa học và công nghệ trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Nghị quyết Trung ương 6, khóa XI(Nghị quyết số 20-NQ/TW),Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư năm 2019 và nhiều văn kiện, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã tái khẳng định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược được nhấn mạnh tại các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng khóa XIII.

Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đang từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước được tăng cường. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính trị góp phần tích cực cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách; bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người Việt Nam. Hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo...

Với vai trò và sứ mệnh đó Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam đã ra đời trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp khoa học và công nghệ lại với nhau để góp phần vào việc phát triển khoc học công nghệ nước nhà. Không chỉ vậy, đây còn là nơi giúp đỡ các doanh nghiệp hội viên trong hoạt động liên kết hợp tác, nghiên cứu khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo, thương mại hoá sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Ông suy nghĩ như thế nào về vai trò và vị trí của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia?

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đóng vai trò trung tâm mà đóng vai trò quyết định thị trường khoa học và công nghệ, bởi vì không có doanh nghiệp thì không thể phát triển được thị trường. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tạo ra thị trường cung cầu, vì vậy doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà cung cấp, nhà tiêu dùng là một hợp thể liên kết mật thiết, không thể tách rời khi phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

Theo quan điểm của tôi, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có vai trò chủ đạo và quyết định thị trường khoa học và công nghệ vì chỉ có doanh nghiệp khoa học và công nghệ mới phát triển được thị trường khoa học và công nghệ.

Là hội viên trong Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam nên mỗi một doanh nghiệp chúng tôi không chỉ thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh là đẩy mạnh ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học gắng liền với công nghệ mà còn xác định muốn làm chủ được thị trường thì phải làm chủ được công nghệ. Đây là một vấn đề, chến lực trong phát triển khoa học công nghệ của các doanh nghiệp nói riêng và sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ nước nhà nói chung.

Công trình kè chắn sóng khẩn cấp tại tỉnh Cà Mau do Công ty Busadco sản xuất công nghiệp trên dây chuyền công nghệ chế tạo các thiết bị bê-tông thành mỏng đúc sẵn dùng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Công trình kè chắn sóng khẩn cấp tại tỉnh Cà Mau do Công ty Busadco sản xuất công nghiệp trên dây chuyền công nghệ chế tạo hiện đại, bảo vệ môi trường.

Trong nhiều năm qua, số lượng cũng như chất lượng các doanh nghiệp KH&CN chưa đạt được như kỳ vọng, theo ông, cơ quan quản lý cần có những giải pháp gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển?

Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có rất nhiều thể chế, chính sách ưu đãi nhằm đảm bảo yêu cầu cho sự phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ. Cụ thể nhất là Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ngoài việc hỗ trợ về vốn, đất đai, giảm thuế... doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu đãi hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đưa sản phẩm vào sản xuất thực tế.

Có thể thấy, Nghị định 13/2019 giúp hỗ trợ giải quyết một trong những khó khăn tồn tại của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ là nghiên cứu và thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Song song đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước.

Có thể thấy, việc mở nhiều nút thắt, tạo ra nhiều chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển của Chính phủ rất kịp thời và đúng trọng tâm. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cũng như triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắt do sự đồng thuận giữa các bộ ngành, giữa trung ương và địa phương, cũng như giữa các cơ chế chính sách về đất đai, thuế, tín dụng… vẫn chưa được đồng nhất. Cho nên các doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn khó khăn trong phát triển công ty. Để khắc phục điều này cần phải có một tổ chức để phối hợp với các cơ quan nhà nước nhằm xây dựng lại quy trình, cơ chế để thực thi về các chính sách một cách hữu hiệu cho từng lĩnh vực khoa học công nghệ cụ thể.

Ảnh 2: Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều địa phương áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ áp dụng các tiến bộ KH&CN, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều địa phương áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển doanh nghiệp KH&CN luôn là nhu cầu bức thiết ở mỗi quốc gia. Trong việc kết nối phát triển doanh nghiệp KH&CN này, có thể thấy công tác tuyên truyền của cơ quan báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng, góp ý và điều chỉnh các chính sách của nhà nước. Ông có thể cho biết sự tham gia đóng góp của cơ quan truyền thông trong với việc phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ?

Có thể thấy, báo chí và doanh nghiệp đã có sự đồng hành. Theo đó, báo chí góp phần quan trọng vào tạo dựng mội trường kinh doanh lành mạnh, trở thành cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cộng đồng dân cư. Báo chí quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Đa số thấy rằng không có một doanh nghiệp nào thành công mà ngoài yếu tố nội lực lại không quan tâm đúng mức tới quan hệ báo chí.

Là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, sự ra đời của Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam sẽ là cầu nối giúp cho Hiệp hội thu thập, truyền đạt thông tin, chính sách đến các hội viên. Ngoài ra, thông qua tạp chí Hiệp hội sẽ thu thấp tất cả những tâm tư, nguyện vọng cũng như các hoạt động của hội viên để từ đó Hiệp hội sẽ nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt của các doanh nghiệp hội viên.

Không chỉ vậy, tạp chí còn là nơi tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu giữa các hội viên với nhau. Giúp các doanh nghiệp có thêm một kênh quảng bá, tiếp thị và tuyên truyền thông qua các bài báo, triển lãm, hội chợ, hội thảo… từ đó tạo ra thông tin nhiều chiều, đầy đủ không những trong nội bộ hiệp hội mà phải có tình bao phủ, lan toả trên khắp thị trường trong nước và đặc biệt cho các doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện sứ mệnh xuất khẩu phát triển hội nhập quốc tế.

Nhân dịp đầu năm mới, ông có thông điệp gì với các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam?

Thay mặt Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Hội, Hiệp hội, Ban ngành từ Trung ương đến địa phương đã luôn đồng hành cùng Hiêp hội. Đồng thời, cảm ơn, ghi nhận đánh giá cac vai trò của tất cả các hội viên, các doanh nghiệp và cả những tấm long vàng đã chung tay góp sức xây dựng Hiệp hội ngày càng lớn mạnh.

Nhân dịp mừng Xuân Tân Sửu 2021, tôi xin kinh chúc tất cả các hội viên, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam cùng các đối tác, cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước lời chúc sức khoẻ, an khang, thịnh vượng. Tôi mong rằng các doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam luôn đoàn kết, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ sứ mệnh của doanh nghiệp cũng như sứ mệnh sự nghiệp khoa học công nghệ nước nhà ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Xin cảm ơn ông!

Những sự kiện nổi bật của Hiệp hội KH&CN năm 2020:

Ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa

Việc ra mắt CLB Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa sẽ là đầu mối tư vấn chính sách, ưu đãi đối với các doanh nghiệp KH&CN; thông tin để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, công nghệ và nguồn vốn…

Mới đây, Câu lạc bộ Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa đã chính thức ra mắt, việc câu lạc bộ ra đời nhằmtạo cầu nối giao lưu, sẻ chia kinh nghiệm KH&CN, giúp đỡ giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp; doanh nghiệp KH&CN với cơ quan chức năng, doanh nghiệp với các hiệp hội… Là điểm đến an toàn, hiệu quả dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mỗi doanh nghiệp KH&CN hợp thành “Một cộng đồng Doanh nghiệp KH&CN Việt” đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để thành công trong thế giới hội nhập và phát triển.

Để duy trì, tạo cơ hội và phát huy hơn nữa tinh thần giao lưu, hợp tác, phát triển thương hiệu, câu lạc bộ Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hoá đã đề ra những định hướng chiến lược sát với thực tiễn, từ đó nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam Hoàng Đức Thảo (thứ 3 từ phải sang) trao quyết định thành lập CLB Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam Hoàng Đức Thảo (thứ 3 từ phải sang) trao quyết định thành lập CLB Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp KH&CN Việt Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa đánh giá hoạt động và đóng góp của cộng đồng các doanh nghiệp KH&CN tỉnh Thanh Hóa; yêu cầu cần thiết phải có một tổ chúc của các doanh nghiệp nghành KH&CN.

CLB Doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa sẽ là đầu mối tư vấn chính sách, ưu đãi đối với các doanh nghiệp KH&CN; thông tin để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, công nghệ và nguồn vốn…

Ông Phong nhấn mạnh, việc đổi mới, nâng cao năng lực KH&CN là yếu tố tất yếu của mỗi doanh nghiệp. “Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp chính quyền để Câu lạc bộ ngày càng phát triển”, ông nói.

Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam đánh giá những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp KH&CN với sự nghiệp phát triển KH&CN, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Mong muốn Câu lạc bộ doanh nghiệp KH&CN Thanh Hóa sẽ là cầu nối tư vấn chính sách, pháp luật cho các doanh nghiệp hội viên và các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường trao đổi thông tin, công nghệ; xây dựng cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển.

Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam thành lập Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM

Việc thành lập Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM là cơ hội để các doanh nghiệp KH&CN liên kết với nhau tạo mối quan hệ thân thiện, giao lưu, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu ứng dụng KH&CN. Đặc biệt, Chi hội là cầu nối giữa doanh nhân và chính quyền để cùng chia sẻ những khó khăn, thách thức và phát huy những thế mạnh sẵn có giúp các doanh nhân hiến kế đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Nhằm phát triển hoạt động KH&CN, hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ Ưu đãi của Nhà nước cho Doanh nghiệp KH&CN. Đặc biệt là các doanh nghiệp KH&CN tại TP.HCM. Thực hiện theo Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam đã ban hành, tại TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam đã tổ chức cuộc họp về việc thành lập Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam.

việc Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM ra đời sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp KH&CN chung tay xây dựng hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn cuộc sống. (Trong ảnh: Phòng sản xuất thử pilot của Savipharm)

Việc Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM ra đời sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp KH&CN chung tay xây dựng hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn cuộc sống. (Trong ảnh: Phòng sản xuất của Công ty CP Dược phẩm Savi – Savipharm).

Tham dự gồm có Ths Phan Thị Mỹ Yến - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng Thư ký, Giám đốc Trung tâm NC-PT Thương hiệu Việt; Ông Trần Tựu, TTƯT, DSCK II, Chủ tịch, TGĐ công ty CP Dược phẩm Savi – Savipharm; PGS.TS Nguyễn Ngọc Lâm, Viện nghiên cứu Điện tử, tin học, Tự đồng hóa; Ths Chu Bá Long – Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Khoa học Công nghệ Chu Bá Long.

Tại cuộc họp các thành viên đã nhấn mạnh về mục đích và vai trò của Chi hội doanh nghiệp KH&CN TP.HCM trong việc hoạt động và phát triển KH&CN cho các doanh nghiệp Hội viên tại TP.HCM, qua đó tạo sự tích cực cho hoạt động của các Hội viên, liên kết, hợp tác đầu tư, phát triển công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Các thành viên đã thống nhất các quy trình và thủ tục thành lập, sớm trình Ban Thường Vụ và Chi hội sớm ra đời để phát triển KH&CN, phục vụ kinh tế – xã hội hiệu quả trong thời kỳ phát triển kinh tế hội nhập.

Có thể thấy, việc Chi hội Doanh nghiệp KH&CN TP.HCM ra đời sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp KH&CN chung tay xây dựng hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; đoàn kết tương trợ, kết nối hiệu quả với các nhà khoa học, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Giao lưu trực tuyến “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN vượt qua khó khăn do Covid 19”

Mới đây, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN tổ chức Giao lưu trực tuyến “Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN vượt qua khó khăn do Covid-19”.

Buổi Giao lưu đánh giá hoạt động của một số doanh nghiệp KH&CN điển hình trước ảnh hưởng dịch Covid 19, những tác động của dịch đến doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tham dự Giao lưu có các khách mời: Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó tổng giám đốc Công ty CP Sao Thái Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam; Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải; Ông Lê Anh Tiến, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Chatbot Việt Nam; Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty CP Lumi Việt Nam.

Tại buổi Giao lưu, những khách mời đã trả lời trực tiếp câu hỏi của các độc giả về rất nhiều vấn đề liên quan đến khó khăn của doanh nghiệp KH&CN do tác động của dịch Covid-19 và những chính sách, giải pháp hỗ trợ của Nhà nước dành cho doanh nghiệp để vượt qua những thách thức do Covid 19.

Buổi Giao lưu đánh giá hoạt động của một số doanh nghiệp KH&CN điển hình trước ảnh hưởng dịch Covid 19, những tác động của dịch đến doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Buổi giao lưu đánh giá hoạt động của một số doanh nghiệp KH&CN trước ảnh hưởng dịch Covid 19, những tác động của dịch đến doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Trong bối cảnh tác động của dịch, doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như các doanh nghiệp nói chung, như: khó khăn về thiếu nguyên liệu sản xuất, khó khăn do thị trường tiêu thụ bị hạn chế, thiếu hụt lao động, doanh thu sụt giảm, nguồn tiền chi trả các chi phí vận hành doanh nghiệp hạn hẹp…

Trước tình hình đó, Chính phủ và các Bộ ngành đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như miễn, giảm thuế, định hướng phát triển các nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước, tăng cường hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm KH&CN đáp ứng công tác phòng chống dịch và phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước…

Nhiều doanh nghiệp KH&CN đã kịp thời chuyển hướng kinh doanh nhằm đáp ứng tình hình mới, một số doanh nghiệp tập trung đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm KH&CN mới phục vụ công tác phòng chống dịch như Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đã hợp tác với các nhà khoa học để chế tạo thành công hai bộ kit phát hiện virus SARS-CoV-2, Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải đang bắt tay nghiên cứu chế tạo thử nghiệm một số hợp chất nano từ thiên nhiên có khả năng ức chế Sars-CoV-2, ngăn bão hòa Cytokine và giảm khả năng đông máu, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19,…

Công trình Kè Hồ Hoàn Kiếm lọt top sự kiện KH&CN năm 2020

Mới đây, tại Hà Nội diễn ra lễ công bố 10 sự kiện Khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020 do CLB Nhà báo khoa học và công nghệ Việt Nam - Hội nhà báo Việt Nam tổ chức bình chọn.

Đáng chú ý, công trình Kè bảo vệ Bờ hồ Hoàn Kiếm công nghệ bê tông cốt phi kim, thành mỏng, khối rỗng, liên kết module của tác giả Hoàng Đức Thảo - Tổng giám đốc BUSADCO, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam đã được bình chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của lĩnh vực khoa học công nghệ năm 2020.

Trước đó, ngày 20/8, tại chân cầu Thê Húc (Hồ Gươm), tuyến kè bảo vệ xung quanh Hồ Gươm đã chính thức hợp long toàn tuyến, hoàn thành công trình kè hồ với tổng chiều dài 1.500 m sau 65 ngày đêm thi công.

Công trình Kè Hồ Hoàn Kiếm lọt top sự kiện khoa học công nghệ năm 2020.

Công trình Kè Hồ Hoàn Kiếm lọt top sự kiện khoa học công nghệ năm 2020.

Tuyến kè được ghép bởi các khối bê tông cốt phi kim đúc sẵn với khối lượng 2,5 tấn, có khả năng chống thấm, chống xâm thực, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Hồ Gươm, đảm bảo tuổi thọ công trình trên 150 năm.

Công nghệ kè hồ Hoàn Kiếm là công nghệ bê tông đúc sẵn, chế tạo trên dây chuyền công nghệ rung lắc – là công nghệ Việt, thương hiệu Việt và trí tuệ Việt, được đúc sẵn với thành bản mỏng, khối hộp, ruột rỗng, khớp nối âm dương, đa dạng về bố cục, đường nét, kiểu dáng…

Sản phẩm có cấu kiện bê tông cốt phi kim (không dùng thép), kích thước trung bình: cao 2,5m, chiều rộng đáy 1,6m, chiều rộng đỉnh 0,4m, chiều dài mỗi cấu kiện 1m, trọng lượng 2,5 tấn (trọng lượng và kích thước cụ thể từng đốt kè phụ thuộc đường cong lồi, lõm tự nhiên hiện trạng của bờ hồ); cường độ bê tông mác 600, xi măng bền sulfat, đảm bảo chống thấm, chống xâm thực và chống ăn mòn; khả năng chịu tải không cần móng, liên kết module; phù hợp với điều kiện tự nhiên và yêu cầu công năng của hồ; đảm bảo về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chống lật, trượt, lún… đảm bảo ổn định cấu kiện và ổn định tổng thể công trình.

Đây cũng là hạng mục quan trọng nhất trong dự án Xây dựng, cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm - công trình nhóm A cấp Quốc gia đặc biệt do Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Quận Hoàn Kiếm là chủ đầu tư, nhà thầu thi công là công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam – BUSADCO.

Sau thi công, nhà thầu BUSADCO đã được UBND thành phố Hà Nội tặng 2 bằng khen cho Busadco và cá nhân ông Hoàng Đức Thảo vì đã có thành tích trong tổ chức thực hiện công trình. Được biết, đây là lần thứ 3 BUSADCO được bình chọn là một trong 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ của năm, lần 1 vào năm 2012 và lần 2 năm 2015.

Phạm Đức (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm