Mục tiêu tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90% năm 2030
DNVN - Ngày 5/2/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 176/QĐ-TTg về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030. Theo đó, một trong những mục tiêu của Chính phủ là tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030.
Chính sách hoàn vé, đổi vé máy bay do dịch Covid-19 của các hãng hàng không / Anh mong muốn đối thoại trực tuyến với Việt Nam về phát triển năng lượng tái tạo
Quan điểm của Chính phủ là phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để hạn chế những rủi ro liên quan đến quyền lợi của người lao động trong bối canh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động trong nước gắn với thị trường lao động quốc tế.
Mục đích chung của Chương trình là tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chính phủ đặt mục tiêu tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90% năm 2030.
Mục tiêu cụ thể là tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35-40% vào năm 2030; chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 vào thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%;
Đầu tư, phát triển giao dịch việc làm, hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia hiện đại, đồng bộ, thống nhất và có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin. Theo đó, đến năm 2025, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu thực hinej chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động.
Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại; hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động; hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động; hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm; hỗ trợ kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù; nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động.
Trong đó, về nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động, sẽ tiếp tục sắp xếp, đổi mới tổ chức và quản lý nhà nước về việc làm và thị trường lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị việc làm và thị trường lao động theo hướng thống nhất, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp.
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, quan hệ lao động và trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động; xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập theo hướng so sánh trong khu vực và trên thế giới; đánh giá về chênh lệch trong mức độ phát triển thị trường lao động, khả năng tạo việc làm, thu nhập giữa các tỉnh, các vùng của Việt Nam.
Kinh phí thực hiện chương trình gồm: Ngân sách của Nhà nước; Nguồn xã hội hóa, thu hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; Nguồn từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; Nguồn hợp pháp khác.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo