Chuyển đổi số ngành du lịch: Tinh thần không chia sẻ sẽ cản trở phát triển big data
Chuyển đổi số là cơ hội sống còn để du lịch Đà Nẵng thích ứng với xu hướng mới của du khách / Chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch gặp khó, nhiều nơi chỉ có mỗi chiếc máy tính và điện thoại "cục gạch"
Tinh thần không chia sẻ - Trở ngại lớn nhất
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”, việc áp ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đã được một số đơn vị du lịch triển khai. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành du lịch vẫn đơn lẻ theo kiểu “mạnh ai người đó làm” và chưa có sự thống nhất.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu hay việc số hóa là bước đi đầu tiên của quá trình chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số ngành du lịch nói riêng. Song đây cũng là trở ngại đầu tiên và là trở ngại rất lớn bởi lẽ hiện nay việc thu thập và đặc biệt chia sẻ dữ liệu số rất khó khăn.
Với tư cách là chuyên gia công nghệ và có nhiều năm kinh nghiệm về chuyển đổi số, ông Ngô Minh Quân - CEO Rikkeisoft cho biết, việc xây dựng và số hóa cơ sở dữ liệu là vấn đề khó đối với nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số. Các dữ liệu rời rạc cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp gặp phải. Hiện trạng này khiến doanh nghiệp có dữ liệu, có phần mềm số hóa nhưng lại không khai thác được gì.
Ông Ngô Minh Quân - CEO Rikkeisoft.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhìn nhận: Hiện nay tinh thần không chia sẻ, không hợp tác đang là trở ngại lớn nhất cho việc có thể phát triển được big data trong ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Thực tế cho thấy, hiện dữ liệu dùng chung vẫn còn quá khó. Do đó, cần ứng dụng ngay những mô hình mới vào trong công tác thu thập và xử lý dữ liệu. Điều này đòi hỏi các cơ quan Chính phủ tiên phong đi đầu, cộng đồng DN du lịch phải chủ động tích cực để thu thập và hệ thống hóa dữ liệu. Cần có những chính sách để thúc đẩy việc chia sẻ cơ sở dữ liệu và để đảm bảo rằng mọi người cùng có lợi khi chia sẻ dữ liệu đó.
Ông Nguyễn Quyết Tâm - Uỷ ban Phát triển Chính phủ số thuộc Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty VietISO đánh giá: Hoạt động số hóa của ngành du lịch Việt Nam hiện còn rời rạc và chưa phát huy tối đa hiệu quả do cơ sở dữ liệu; chưa được chia sẻ để kết nối và đồng nhất. Điều này dẫn đến quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo thống kê dữ liệu ngành và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển gặp nhiều khó khăn hơn.
Ở góc độ địa phương, ông Bùi Văn Mạnh - Phó GĐ Sở VHTTDL Ninh Bình cho biết, cơ sở dữ liệu là quan trọng nhất trong tiến trình chuyển đổi số ngành du lịch. Do đó, việc kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp du lịch… là yêu cầu bắt buộc để phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh.
Hệ thống dùng chung: Khó hay dễ?
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, ngành du lịch đang xây dựng một hệ thống thống nhất về nền tảng số du lịch cấp toàn quốc trên hệ thống quản lý Nhà nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây không phải là một phần mềm dùng chung, mà những đơn vị nào chưa xây dựng nền tảng sẽ được hỗ trợ, còn những đơn vị đã thực hiện và có nền tảng thì dữ liệu sẽ được liên kết về nền tảng chung.
Ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng để DN phát triển một nền tảng dùng chung là khả thi.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đường - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) tỏ ra băn khoăn. Nếu Tổng cục Du lịch xây dựng hệ thống dùng chung để yêu cầu các tỉnh áp dụng sẽ rất khó để làm được. Tuy vậy, để DN phát triển một nền tảng và thu hút rất nhiều người dùng vào đó thì việc dùng chung này lại trở thành khả thi. Một DN phát triển một nền tảng có 1 triệu người dùng không phải là điều gì đó quá xa vời.
"Chúng ta phát triển những nền tảng số xuất sắc, thu hút thật nhiều người dùng và càng nhiều người dùng thì càng nhiều dữ liệu. Dữ liệu sinh ra bởi các giao dịch trên nền tảng. Vì vậy, dữ liệu chia sẻ cho tất cả người dùng trên nền tảng đó. Nền tảng đó càng có giá trị khi có nhiều người dùng", ông Đường nêu.
Trọng tâm là mở dữ liệu
Dưới góc nhìn của ông Đường, khi phát triển dữ liệu, cơ quan Nhà nước cần có quan điểm phải mở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu cho cộng đồng và các DN để các bên đều có lợi, thúc đẩy phát triển cái chung.
Trong chiến lược phát triển dữ liệu số mà Bộ Thông tin và Truyền thông trình lên Thủ tướng và sẽ sớm được ban hành, một trong những trọng tâm là mở dữ liệu và phát triển dữ liệu mở để chia sẻ cho DN, cộng đồng phát triển với cơ quan Nhà nước, trọng tâm là phải mở dữ liệu.
Kỳ vọng du lịch sẽ là ngành tiên phong phát triển dữ liệu mở và mở dữ liệu để cộng đồng cùng phát triển.
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhận định 3 trụ cột gồm: Trục liên thông quản lý giữa các cơ quan trung ương và địa phương; Hệ thống cơ sở dữ liệu số quốc gia; Sàn giao dịch điện tử kết nối các doanh nghiệp với dịch vụ và khách du lịch được hình thành trong khuôn khổ đề án chuyển đổi số ngành du lịch của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch và công nghệ phối hợp với nhau, tác nghiệp trên hệ thống nền tảng đó. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Hiện ngành du lịch gặp nhiều khó khăn về chia sẻ dữ liệu.