Chuyển đổi số

Covid-19: Thương mại điện tử và giao dịch qua ví điện tử tăng đột biến

DNVN - Do lo ngại dịch bệnh Covid-19, trong khi doanh thu tại các chợ Hà Nội đã giảm 50-80% thì ngược lại, doanh thu từ mua sắm online của các kênh thương mại điện tử của một số doanh nghiệp đã tăng từ 20-30% từ đầu mùa dịch đến nay, khoảng 19% giá trị giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đang được thực hiện qua ví điện tử.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất tố chất “Chính trực” ở ứng viên CNTT / Niesel Việt Nam: Dịch bệnh Covid-19 làm hành vi tiêu dùng thay đổi từ offline lên online

Mới đây, Vinalink Academy đã đưa ra mộtthống kê tổng quan về tình hình ngành thương mại điện tử của Việt Nam trong dịch Covid-19. Trong đó có những con số thông kê rất chi tiết về những thuận lợi khó khăn cũng như tình hình phát triển của ngành thương mại điện tử trong thời gian qua.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong Covid-19

Theo Vinalink, hiện tại thương mại điện tử đang chiếm 8% trong tổng mức lưu trú hàng hóa trong lĩnh vực bán lẻ. Báo cáo của Google Temasek dự đoán mức tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 43% mỗi năm từ 2018 và sẽ đạt mức 15 tỷ USD vào năm 2025.

Mức tăng trưởng này theo Vinalink được hỗ trợ từ 66% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng Internet, 72% có điện thoại thông minh và đáng nói nhất là 35% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000). Đây chính là dịp các nhãn hàng tung ra một loạt các ưu đãi mua sắm tới khách hàng qua dịch vụ bán hàng online.

Cũng theo Vinalink thì doanh số ngành thực phẩm đóng gói tăng hơn 50% trong mùa Covid-19. Có những mặt hàng như đồ hộp, thực phẩm đóng gói, chai xịt khử khuẩn… tăng so với mức bình thường lên tới 60-160%.

Cụ thể, sàn thương mại điện tử Lazada Việt Nam cho biết, trong vòng 4 tuần qua (từ cuối tháng 2 tới giữa tháng 3/2020), Lazada ghi nhận nhu cầu mua sắm với ngành hàng chai xịt phòng, chai khử khuẩn dạng xịt tăng hơn 160%, ngành hàng tã giấy và giấy tăng hơn 60%, ngành hàng đồ hộp và thực phẩm đóng gói tăng hơn 50%

Lazada lần đầu tiên triển khai cung cấp thực phẩm tươi sống tại TP.HCM như rau củ, thịt cá, trái cây... nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng với dịch vụ giao hàng nhanh chỉ trong 2 giờ. Đối tác tham gia cung cấp các thực phẩm tươi sống trên Lazada là: Meat Deli, Mega Việt Phát, Foodmap, Hiệp Nông, Lothamilk...

"Mặc dù mua sắm trực tuyến được người tiêu dùng quan tâm hơn trong mùa dịch nhưng chỉ với những mặt hàng thiết yếu chứ không phải tăng trưởng toàn ngành. Về tổng thể, sức mua chung của nền kinh tế đang suy giảm nhiều nhóm hàng trên thương mại điện tử cũng như bán trực tiếp thắt chặt chi tiêu mùa dịch", Vinalink cho biết.

Bên cạnh đó, Covid-19 bùng phát là thời điểm bắt đầu cuộc đua của dịch vụ giao hàng, đi chợ thuê. Hiện nay tất cả các hãng xe công nghệ như Be, Grab, Goviet… đều có dịch vụ đi chợ thuê. Các công ty du lịch thì đi bán cơm, giao hàng, Vinmart, BigC, Saigon Coop, Lotte… Đi chợ thuê giao hàng tận nhà qua web, app, điện thoại…

Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).

Vinalink cũng cho biết, riêng tại Hà Nội, theo Bộ Công thương, do lo ngại dịch bệnh Covid-19, trong khi doanh thu tại các chợ Hà Nội đã giảm 50-80% thì ngược lại, doanh thu từ mua sắm online của các kênh thương mại điện tử của một số doanh nghiệp đã tăng từ 20-30% từ đầu mùa dịch đến nay.

Hệ thống Saigon Co.op cho biết kênh mua sắm qua điện thoại, qua website của doanh nghiệp này đã tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn với hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày. Ước tính, đơn hàng giao dịch thông qua kênh giao dịch trực tuyến này tăng gấp 10 lần so với ngày thường.

Trên Tiki khi đơn hàng trên sàn này trong hai tháng đầu năm tăng trưởng mạnh. Ngoài sách là sản phẩm chủ lực của sàn được ghi nhận tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái."Trong những thời gian cao điểm, ước tính sàn phát sinh 3.000 - 4.000 đơn hàng/phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục"

Đại diện Lotte Mart, nhà quản lý trang thương mại điện tử SpeedL, cũng cho biết hệ thống đang tập trung mở rộng mua sắm online trong mùa cao điểm. Số lượng đơn hàng của sàn này tăng 150-200% so với ngày thường từ khi dịch Covid-19 bùng phát

Cũng theo thống kê của Vinalink, tính đến ngày 30/3/2020, các sàn đã xử lý tổng cộng khoảng gần 16.200 gian hàng và khoảng gần 32.880 sản phẩm vi phạm. Số lượng các gian hàng và sản phẩm vi phạm được các sàn thương mại điện tử xử lý, gỡ bỏ thời gian qua (từ ngày 23-30/3/2020), cụ thể:

Shopee.vn chiếm số lượng lớn nhất khi đã xử lý khoảng 1.650 gian hàng và khoảng 1.900 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô. Tại Sendo.vn lực lượng chức năng đã xử lý khoảng 350 gian hàng và khoảng 500 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô; Trên một số sàn thương mại điện tử khác đã xử lý gần 200 gian hàng và gần 480 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô.

Sự bùng nổ của Fintech – giao dịch không tiền mặt

Vinalink cũng ghi nhận Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu tài khoản ngân hàng, tương đương 50% dân số. Trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, cơ hội tăng tốc mạnh mẽ đang mở ra cho các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử, nhất là 5 thương hiệu đang chiếm 90% thị phần (Payoo, MoMo, AirPay, Moca, SenPay).

Theo báo cáo mới đây của JPMorgan, khoảng 19% giá trị giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đang được thực hiện qua ví điện tử.

Con số này đã ngang với thanh toán bằng tiền mặt, xếp sau thanh toán qua thẻ (34%) và chuyển khoản ngân hàng (22%).

Những tác động tiêu cực của Covid-19 lên thương mại điện tử

Cũng theo Vinalink, bên cạnh những tác động tích cực của dịch Covid-19 lên thương mại điện tử thì dịch bệnh này cũng đã có những tác động tiêu cực ảnh hưởng sâu sắc đến ngành. Cụ thể, hầu hết các tổ chức thương mại điện tử lớn phụ thuộc vào Trung Quốc, khu vực trung tâm sản xuất của các tổ chức này. Kể từ khi dịch bùng phát, các nhà bán lẻ trực tuyến phải chịu đựng nhiều nhất, mất gần một tháng tích trữ.

Các chuyên gia cho biết sự tăng trưởng thị trường thiết bị đeo trực tuyến sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay. Dự đoán tốc độ tăng trưởng 9,4% là mức giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 89% năm ngoái. Đối với hơn 75% các tổ chức thương mại điện tử, cách ly và hạn chế vận chuyển đã đặt ra một số mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn thế giới, hơn 44% các tổ chức hoàn toàn không chuẩn bị để xử lý các tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng này.

Các công ty hiện phải giảm tốc độ tăng trưởng dự kiến trong năm nay vì hơn một nửa các tổ chức gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm