Đang tạo "sân chơi" kiếm tiền cho mạng xã hội
Niesel Việt Nam: Dịch bệnh Covid-19 làm hành vi tiêu dùng thay đổi từ offline lên online / VNPT công bố thử nghiệm thành công VinaPhone 5G tốc độ nhanh gấp 10 lần 4G
Mới đây, Bộ Thông tin và truyền thông lấy ý kiến để đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đáng chú ý là tại dự thảo Nghị định này Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung, sửa đổi điều 23 của nghị định 72/2013 về việc quản lý và thiết lập các trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Theo đó, Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hoạt động mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập mạng xã hội (đối với mạng xã hội có lượng tương tác lớn) hoặc đã thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp).
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013, các mạng xã hội phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nếu có lượng người sử dụng từ 1 triệu người/tháng.
Tại dự thảo cũng có nội dung phân loại mạng xã hội cụ thể như sau: Mạng xã hội có lượng tương tác lớn: Là mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 01 (một) triệu người/tháng trở lên, hoặc có người sử dụng đã đăng ký sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên và phải có Giấy phép thiết lập mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
Với nhưng mạng xã hội có lượng tương tác thấp: Là các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác dưới 01 (một) triệu người/tháng và phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gắn công cụ đo trên mạng xã hội có lượng tương tác thấp và mạng xã hội có lượng tương tác lớn để theo dõi lượng người sử dụng tương tác thường xuyên. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ rà soát và có văn bản thông báo yêu cầu phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại Điều 23đ, Điều 23g Nghị định này đối với các mạng xã hội có lượng người sử dụng tương tác từ 01 (một) triệu người/tháng trở lên hoặc có người sử dụng thường xuyên từ 10.000 người/tháng trở lên (tùy theo điều kiện nào đạt trước).
Trong nội dung dự thảo ghi rõ: Chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền: Thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức; Cung cấp dịch vụ livestream;
Bên cạnh đó, mạng xã hội đa dịch vụ khi cung cấp dịch vụ khác thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành;
Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành nếu thiết lập mạng xã hội phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản (đối với mạng xã hội có lượng tương tác thấp) hoặc phải có giấy phép thiết lập mạng xã hội nếu là mạng xã hội có lượng tương tác lớn.
Đến hết tháng 12/2019, đã có tổng cộng 614 mạng xã hội được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên các mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng trở lên chiếm dưới 10%. Trong khi đó, lượng người Việt Nam sử dụng mạng Facebook là khoảng gần 60 triệu và Youtube là gần 35 triệu người.
Theo Bộ TT&TT, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, lợi dụng giấy phép mạng xã hội để cung cấp đa dịch vụ chuyên ngành trên cùng một nền tảng. Các dịch vụ có thể kể đến bao gồm dịch vụ truyền hình, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,... Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý các dịch vụ chuyên ngành.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới điển hình là Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013.
End of content
Không có tin nào tiếp theo