Chuyển đổi số

Đối phó với dịch Covid-19: DN nhỏ và vừa nên sớm chuyển sang kinh doanh trên nền tảng số

DNVN - Dịch bệnh đến bất ngờ và đi kèm với nó là những thiệt hại cho các doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn kinh tế, cũng như các doanh nghiệp nhỏ, vừa, hay quy mô hộ gia đình. Song các chuyên gia kinh tế cho rằng, đại dịch này cũng là một hồi chuông thức tỉnh đã đến lúc các doanh nghiệp cần chuyển sang kinh doanh trên nền tảng số.

Phát động giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam VDA 2020 / Thừa Thiên Huế: Khai trương sàn thương mại điện tử kinhtehoptac.com

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, lan rộng từ Vũ Hán (Trung Quốc) sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, khiến chính phủ nhiều nước phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với các thách thức mới. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải đưa ra các kịch bản để cứu mình sống sót qua mùa dịch.

Doanh nghiệp phải thay đổi để tự cứu mình

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị hiếu khách hàng cũng đã thay đổi rõ rệt. Đa phần người dân sẽ ít tụ tập hơn, các nhà hàng quán ăn mà các sản phẩm dịch vụ có tính năng giao hàng tận nơi sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại cũng sẽ vắng khách hơn vì họ chuyển sang xu hướng mua sắm online.

Trong khi đó, để ứng phó với dịch bệnh, hàng loạt doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi hình thức làm việc, nhân viên không đến công ty mà làm việc online để hạn chế lây nhiễm. Một số doanh nghiệp thay thế việc check-in vân tay bằng nhận dạng khuôn mặt. Các giao dịch trực tiếp đều bị hạn chế và thay vào đó là thư điện tử, họp trực tuyến.

Dù không mong muốn, và dù đi kèm với rất nhiều những thiệt hại, cũng nên thấy rằng đại dịch này là cơ hội tốt để “mượn dịch” “chỉnh sửa” mô hình kinh doanh truyền thống, rà soát lại hệ thống vận hành, tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất và hoàn thiện dịch vụ.

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay, doanh nghiệp nếu không sớm bắt đầu chuyển đổi số, nâng cao năng lực hoạt động bằng công nghệ, sẽ dần bị loại khỏi cuộc chơi, biến mất khỏi thị trường. Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu đối với sự thành bại của doanh nghiệp.

Loay hoay tìm kiếm giải pháp phù hợp

Tuy nhiên thực tế cho thấy có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt đầu chuyển đổi số, con số này lớn gấp 1,5 lần thế giới. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp này là không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và chưa tìm được mô hình phù hợp.

Dù rất muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, giảm bớt các chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, song nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cho biết họ gặp nhiều khó khăn khi làm việc với các nhà cung ứng giải pháp công nghệ vì chưa tìm được tiếng nói chung.

Trước thực trạng đó, để giúp các doanh nghiệp tiếp cận, chạm nhanh và ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ số, kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hội Truyền thông số Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Trung tâm Hợp tác Phát triển ICT phối hợp xây dựng và phát triển chương trình VIETNAM SMEs GO DIGITAL.

Chương trình hành động cụ thể hỗ trợ đưa công cụ kỹ thuật số tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Tư vấn, kết nối, cung cấp giải pháp công nghệ số, kỹ thuật số chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng công nghệ số, kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để gia tăng sự tăng trưởng. SMEs GO DIGITAL quy tụ những giải pháp công nghệ số tiêu biểu của Việt Nam đã được chứng nhận bởi Hội đồng chuyên gia trong giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam.


Vietnam SMEs Go Digital cung cấp cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp SMEs lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều các giải pháp công nghệ số bao gồm: Giao dịch kỹ thuật số (website, hotting, icloud, hotline, email,); Hóa đơn điện tử, chữ ký số, thuế Online, phần mềm kế toán; Giải pháp quản trị (các phần mềm quản trị doanh nghiệp, số hóa, lưu trữ,); Tiếp thị kỹ thuật số, kỹ năng kỹ thuật số (giải pháp bán hàng, marketing online, kỹ năng mềm; social marketing, social media, digital skills,); Các giải pháp bảo mật và an ninh mạng, an toàn nội dung số.

Theo đó, các doanh nghiệp được sử dụng các giải pháp công nghệ số từ nhà cung cấp với mức chi phí 0 đồng trong thời gian 3-6 tháng, doanh nghiệp cần cam kết thời gian sử dụng tối thiểu là 24-36 tháng. Sau thời gian 0 đồng, doanh nghiệp sử dụng cũng được hưởng lợi với mức giá ưu đãi thấp hơn so với giá thị trường.

Bà Nguyễn Bích Lan, Điều phối chương trình Vietnam SMEs Go Digital nhấn mạnh: “Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, VN SMEs Go Digital đưa ra các giải pháp, vấn đề cốt lõi, dịch vụ then chốt phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả. Cộng đồng doanh nghiệp có quyền lựa chọn các nhà cung cấp công nghệ phù hợp với đặc thù kinh doanh của đơn vị mình, được hỗ trợ tư vấn, đào đạo để sử dụng sản phẩm hiệu quả với mức chi phí thấp so với sản phầm cùng loại trên thị trường”

Sẽ luôn có cơ hội trong nguy cơ, các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tồn tại cần nhạy bén để ứng phó với những biến động bất ngờ mới có thể vượt qua được giai đoạn vô cùng khó khăn này.

 

“VN SMEs GO DIGITAL là dự án hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam tiếp cận công nghệ kỹ thuật số nhanh chóng, liền mạch và hiệu quả trong chuyển đổi số. Dự án do Hội truyền thông số Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Trung tâm Hợp tác Phát triển ICT phối hợp triển khai trên toàn quốc.


Lan My
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm