Chuyển đổi số

Dồn lực cải cách thủ tục để thông quan hàng hóa nhanh chóng

Chuyển đổi số của ngành Hải quan và Thuế đã và đang có những bước tiến quan trọng. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) về vấn đề này.

Tham gia BHXH tự nguyện, nông dân cũng có lương hưu / Để du lịch mạo hiểm thu hút du khách trải nghiệm

Chú thích ảnh
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme)

Theo đánh giá của ông, các giải pháp đẩy mạnh cải cách, ứng dụng công nghệ trong quản lý lĩnh vực Hải quan, Thuế có đang tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh không, thưa ông?

Trong sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan, Thuế đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc cắt giảm nhiều thủ tục, điều kiện để có thể thông quan hàng hoá xuất khẩu nhanh chóng. Nếu như trước đây, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khá nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệ, thì hiện nay, hàng hoá của doanh nghiệp được phân luồng xanh, vàng, đỏ; phân định hàng hoá nào thuộc diện tiền kiểm, hậu kiểm, qua đó rút ngắn thời gian doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, trong cải cách thủ tục hành chính, Hải quan đã nâng cấp độ giải quyết thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 3 lên cấp độ 4. Ví dụ từ việc sử dụng giấy tờ, hồ sơ bản cứng có đóng dấu chuyển sang chế độ sử dụng chế độ điện tử.

Theo đánh giá của chúng tôi, đã có 90% các hồ sơ, giấy tờ đã được điện tử hoá. Như vậy, người dân và doanh nghiệp không bị tốn nhiều thời gian, chi phí như trước. Họ không phải trực tiếp đến làm thủ tục tại các cửa khẩu, gặp cơ quan hải quan để xử lý các thủ tục hành chính, điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu.

Điểm đổi mới của cơ quan Thuế, Hải quan thời gian qua là luôn chủ động trong việc đề xuất các giải pháp chính sách hỗ trợ cho sự phục hồi, phát triển của cộng đồng doanh nghiệp; chủ động nắm bắt tâm tư của doanh nghiệp qua nền tảng công nghệ thông tin, số hoá, thông qua việc gửi các mẫu biểu đến cộng đồng doanh nghiệp.Từ đó hàng tháng, cơ quan Thuế, Hải quan luôn có bản báo cáo kịp thời lên cấp trên, cơ quan liên quan để giải quyếtnhanh chóng những vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt hoàn thuế giá trị gia tăng, giảm thuế đất, các loại thuế phí…

 

Trong quá trình đổi mới phương thức phục vụ doanh nghiệp, ông quan tâmnhất với cải cách nào của cơ quan Hải quan?

Chú thích ảnh
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN

Tôi quan tâm tới việc cơ quan Hải quan đã chủ động hướng dẫn, tiếp cận hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Đối với những bộ hồ sơ xuất nhập khẩu có vướng mắc, Hải quan đã cử cán bộ có chuyên môn sâu để hỗ trợ doanh nghiệp thông quan hàng cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp có lượng hàng lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu lớnnhằm đảm bảo giảm chi phí lưu kho bãi và thời hạn giao hàng mà doanh nghiệp đã ký kết với đối tác.

Yếu tố nữa là các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được cơ quan Hải quan cập nhật trên các Cổng thông tin từ Tổng cục Hải quan cho đến cục hải quan tỉnh, thành phố,này, giúp cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu được thuận tiện hơn.

Trong 2 năm qua, 100% các thủ tục liên quan đến hoá đơn điện tử được cơ quan thuế áp dụng đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo môi trường bình đẳng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế.Ông nhìn nhận về việc này như thế nào?

Việc thực hiện hoá đơn giá trị gia tăng bằng phương thức điện tử đã giúp doanh nghiệp cắt giảm, tiết kiệm được nguồn nhân lực. Hiện, khi sử dụng hoá đơn điện tử, các nhân viên kế toán không phải trực tiếp đến cơ quan Thuế mà có thể xử lý công việc liên quan đến xuất hoá đơn ngày tại văn phòng.

 

Hóa đơn điện tử cho phép cập nhật nhanh trên hệ thống dữ liệu số, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị qua việc kiểm soát đầu vào, đầu ra, doanh số, doanh thu nhanh chóng, đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ bán lẻ, ăn uống, khách sạn, bán vé máy bay có lượng xuất hoá đơn lớn; cân đối được thu - chi, dòng tiền, hàng.

Khi sử dụng hoá đơn điện tử, việc báo cáo thuế hàng tháng, tờ khai thuế hàng quý, tài chính hàng năm của doanh nghiệp được nhanh chóng, tránh sai sót; tiết kiệm được chi phí khoảng 25% cho doanh nghiệp so với trước đây.Đơn cử, trước đây 1 phòng kế toán thường bao gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán viên, thủ quỹ. Hiện nay, có thể cắt giảm được từ 1 đến 2 nhân sự…

Việc sử dụng hoá đơn điện tử cũng giúp cho người lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp nâng cao năng lực điều hành thông qua sử dụng chữ ký số, cùng lúc có thể kiểm soát và xuất hoá đơn cho các chi nhánh mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào giờ hành chính.

Theo ông, cơ quan Thuế, Hải quan cần tiếp tục cải cách ra sao để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, vượt qua khó khăn hiện nay?

Chúng tôi mong muốn, việc giải quyết thủ tục về thuế, hải quan được số hoá mạnh mẽ hơn nữa, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.

 

Đối với Đề án 06 của Chính phủ, chúng tôi cũng mong muốnBộ Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan tổ chức nhiều hơn nữa các khoá đào tạo, huấn luyện cho doanh nghiệp, người dân, người nộp thuế trong việc thực hiện, cụ thể hoá các giải pháp về số hoá. Đây là đề án gốc để Bộ Tài chính triển khai các chương trình, giải pháp chuyển đổi số trong cơ quan Thuế, Hải quan thông minh, Hải quan số trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm