Phó Chủ tịch VECOM: Nương tựa thị trường nội địa là giải pháp cứu tinh cho các doanh nghiệp trong nước
Giá điều hòa "nhảy múa" theo nhiệt độ của thời tiết, ngày càng nóng giá càng cao / Hà Nội thúc đẩy phát triển kinh tế từ thế mạnh của các sản phẩm OCOP
Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến cho nền kinh tế” ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch, Trưởng văn phòng đại diện VECOM tại TP.HCM đã có nội dung chia sẻ về sự dịch chuyển sang kênh bán hàng online và thương mại điện tử (TMĐT) những khó khăn thách thức cũng như cơ hội cho các DN trong nước thời điểm hậu Covid-19.
Chia sẻ thực trạng của TMĐT trong 4 tháng vừa qua, Phó chủ tịch VECOM cho rằng: “Nếu như để nói ngành TMĐT đang có lợi trong giai đoạn này thì chưa hẳn đúng”. Theo ông Dũng, nếu như toàn bộ nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển thịnh vượng thì sẽ có lợi nhiều hơn cho TMĐT. Với một bộ phận những người không hề có sự chuẩn bị trước cho kinh doanh online thời gian qua là một sự tiếc nuối. Dịch bệnh bùng phát chính là thời điểm bắt buộc họ phải suy nghĩ để thay đổi và nhìn nhận lại. Chúng ta cũng không thể nói TMĐT có lợi trong tình hình này vì nếu như chúng ta không có sự chuẩn bị trước, không bắt kịp được với tình hình thì không thể nào một sớm một chiều mà chúng ta có thể thành công trên kênh TMĐT được.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, TMĐT là mua hàng trực tuyến, nhưng việc mình làm thế nào để mọi người biết đến, việc chuẩn bị hàng hóa ra sao, chưa kể đến việc cấm biên, nhân sự… các hoạt động hậu cần vẫn phải hoạt động offline. Những điều này nó có tác động tiêu cực rất nhiều chứ chúng ta không nên nghĩ nó là cơ hội. Chính trong thời điểm này chúng ta phải nhận định một điều là phải thích ứng với môi trường mới. Covid-19 giống như một chất xúc tác để buộc các ngành kinh doanh phải dịch chuyển sang online.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch, Trưởng văn phòng đại diện VECOM tại TP.HCM
TMĐT có thể là một cứu cánh cho giai đoạn kinh doanh khó khăn giữa dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên ngay cả trong giai đoạn thịnh vượng nhất của TMĐT thì không ai có thể chắc chắn được bạn có thể tồn tại và phát triển bền vững được trên các nền tảng này.
Phó chủ tịch, Trưởng văn phòng đại diện VECOM tại TP.HCM cũng cho rằng, trong thời gian sắp tới tất cả chúng ta phải chuẩn bị cho một kịch bản là bị thiếu hàng hóa để kinh doanh. Việc đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu vừa qua đa gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Để quay trở lại guồng sản xuất kinh doanh trước đây cần thời gian và nguồn nguyên liệu để cung ứng cho các chuỗi sản xuất đã bị đứt gãy trước đó.
Sau dịch bệnh hàng hóa cũng trở nên khan hiếm và không còn dồi dào như trước nữa. Trong thời gian từ 3-6 tháng tới chúng ta cũng chưa thể biết được tình hình sẽ diễn biến và thay đổi như thế nào.
Theo ông Dũng, thay vì mua và nhập hàng từ nước ngoài về bán thì các chủ cơ sở kinh doanh nên đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong nước và quan tâm đến các nhà sản xuất trong nước. Bên cạnh đó thì tất cả các sản phẩm nên được đóng gói và sử dụng bán trực tuyến được chứ không phải để trưng bày như trước đây nữa.
Hiện nay các hiệp hội chế biến gỗ, dệt may, da giày đều mong muốn bán được hàng trên các kênh trực tuyến như Amazon, Alibaba… chính vì vậy việc bán hàng trong nước sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Nương tựa thị trường nội địa là giải pháp cứu tinh cho các đơn vị kinh doanh trong nước.
Thực tế có rất nhiều người đã thành công và đạt được doanh thu khủng khi bán hàng qua các kênh online và TMĐT. Nhưng cũng chính điều này làm cho mọi người ảo tưởng rằng cứ bán hàng online thì chắc chắn sẽ thành công mà không biết rằng sẽ có rất nhiều những khó khăn phía trước và không phải ai cũng thành công với kênh bán hàng này.
Chia sẻ về vấn đề này ông Dũng cho rằng chúng ta không nên so sánh với những người đang thành công và bán hàng ầm ầm trên các kênh online và TMĐT vì những người này họ đã có sự chuẩn bị và triển khai từ rất lâu rồi.
Vì vậy các DN nếu mới bắt đầu triển khai các kênh này thì nên bình tĩnh, dù có chậm thì cũng cần phải bắt đầu chứ không thể nói là chậm rồi thì không làm nữa. Đặc biệt sau Covid-19 khi mọi thứ đã thay đổi thì việc chuyển dịch lên online là việc bắt buộc không thể không làm được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo