Thừa Thiên - Huế đột phá chuyển đổi số trong ngành du lịch
Triển vọng cho thị trường nhờ chuyển đổi số / Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021 diễn ra từ 27-30/4
Biến thách thức, khó khăn thành cơ hội
Diễn đàn Du lịch Huế 2021 “Chuyển đổi số trong ngành du lịch” là một hoạt động ý nghĩa và cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 để lại những hậu quả nặng nề. Chuyển đổi số trở thành một nhu cầu cấp bách hơn đối với ngành du lịchvừa phòng chống dịch vừa phục hồi như hiện nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Diễn đàn
Từ tháng 3/2020, dịch bệnh COVID-19 đã làm tê liệt ngành du lịch và các ngành dịch vụ liên quan, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp và các điểm tham quan…,tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng không ngoại lệ. Đây cũng là thời gian để ngành du lịch táicơ cấu, biến thách thức, khó khăn thành cơ hội; đồng thời tìm ra những giải pháp để khai thác, thúc đẩy phát triển du lịch, trong đó chuyển đổi số là một hướng đi và nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Trước đây, vấn đề chuyển đổi số đã được đề cập đến nhưng rải rác, không tập trung,cũng chưa mạnh mẽ. Trên thực tế ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh là một trong những xu hướng nổi trội, hầu hết hành vi của du khách hiện nay diễn ra trong môi trường số, từ đặt vé, đặt tour, mua dịch vụ…
Ngày nay du khách chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại di động thông minh nhỏ gọn để tìm kiếm thông tin, thăm dò với kết quả nhanh (gần như ngay lập tức) và chính xác, vậy nên ngành du lịch phải coi trọng vai trò của các thiết bị di động, điện tử.Trong nỗ lực tái khởi động, phục hồi hoạt động du lịch, việc ứng dụng công nghệ số là tất yếu, có đóng góp tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho du khách, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị, quảng bá trực tuyến, thương mại điện tử.
Các đơn vị trao đổi bên lề Diễn đàn
Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch nhận định, không riêng gì Huế, chuyển đổi số là cơ hội, nhưng đó là thách thức của tất cả các điểm đến. Tuy nhiên, chuyển đổi số hiện nay còn gặp phải hạnchế về nguôn lựcgây cản trở quá trình chuyển đổi số, sản phẩm còn độc lập và phân tán, quy mô chưa đủ lớn dẫn đến sức ảnh hưởng chưa cao.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu và xác định nhất quán sự quan trọng của nhiệm vụ chuyển đổi số trong xu hướng phát triển của ngành du lịch, tuy nhiên, hiện vẫn còn đó những thách thức liên quan đến tư duy, nhận thức, hạ tầng công nghệ, trình độ nhân lực…
Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết liệt của các cấp, cùng ý thức, trách nhiệm cũng như sự cố gắng, nỗ lực từ phía doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền các địa phương. Không chỉ về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá... Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong cả tư duy lẫn hành động của toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp.
Bền vững, tiên tiến và hiệu quả
Chuyển đổi số vừa là yêu cầu tất yếu, vừa là cơ hội thuận lợi thu hút khách du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các địa phương. Nhận thức rõ về điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế -Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh:
Để đạt được kết quả như kỳ vọng, trong thời gian tới tỉnh Thừa Thiên - Huế cần thúc đẩy chuyển đổi số tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng như: Đầu tư đảm bảo hệ thống hạ tầng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ Trung ương đến cơ sở; phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ khách du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tập huấn đội ngũ nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số… Đặc biệt và rất quan trọng đó là sự sẵn sàng, hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đây là các đối tác chính và quan trọng trong hệ thống chuyển đổi số cùng đồng hành với tỉnh Thừa Thiên - Huế để thực hiện thắng lợi, hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chobiết thêm: Trong bối cảnh mới, đòi hỏi ngành du lịch Huế vận động, tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cao nhất của du khách, nhất là các nhiệm vụ kép vừa phát triển du lịch, vừa phòng chống dịch trong trạng thái bình thường. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp để các doanh nghiệp cùng tỉnh thực hiện mục tiêu chuyển đổi số sẽ giúp Huế hướng đến một nền du lịch bền vững, tiên tiến, hiệu quả.
Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đòi hỏi chính quyền, ngành du lịch phải chủ động thích ứng để phục hồi và tìm con đường phát triển bền vững hơn trong tình hình mới. Dự báo hậu dịch Covid-19, Việt Nam sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho khách quốc tế bởi sự an toàn, mến khách và nhiều trải nghiệm thú vị.
Ký kết giữa Công ty Plutos (Thiên Minh Group) với Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Cũng trong dịp này, Tập đoàn Thiên Minh cho ra mắt ứng dụng Plutos Agent - Ứng dụng Đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến cho khách hàng đại lý. Theo đó, Plutos Agent là ứng dụng di động hỗ trợ các đại lý kinh doanh nhỏ lẻ, (chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp lữ hành Việt Nam), tiếp cận nguồn sản phẩm dịch vụ du lịch phong phú với giá cả minh bạc cùng các ưu đãi hấp dẫn. Các đại lý vé máy bay và du lịch có thể ngồi tại chỗ thông qua ứng dụng để nghiên cứu, so sánh, chọn lựa, đặt được nhiều dịch vụ đa dạng từ vé máy bay, phòng khách sạn, xe đưa đón đến các trải nghiệm địa phương trong một đơn hàng mà chỉ cần thanh toán một lần duy nhất. Đây là sản phẩm đầu tiên trong hệ sinh thái Plutos - sàn giao dịch du lịch trực tuyến trong và ngoài nước lớn nhất Việt Nam, ra mắt trong năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo