Chuyển đổi số

Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số phát triển nông nghiệp bền vững

DNVN - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024” được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang, sáng ngày 24/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh phối hợp Hội Tin học TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.

3 trụ cột giúp PJICO chuyển đổi số toàn diện / Cải cách hành chính, chuyển đổi số ở các huyện miền núi

n

Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tại hội thảo.

Hội thảo nhằm thúc đẩy phát triển các giải pháp chuyển đổi số (CĐS), tìm kiếm các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong việc phát triển kinh tế xanh và bền vững phù hợp của tỉnh Hậu Giang nói riêng và nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.

Nhiều kết quả tích cực từ chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, hội thảo không chỉ giới thiệu những giải pháp, sản phẩm tối ưu mà còn mang đến các mô hình CĐS đã được triển khai thực tiễn. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra tư vấn chuyên sâu để giải quyết các bài toán cho doanh nghiệp (DN), địa phương trong công tác CĐS thúc đẩy nông nghiệp bền vững, góp phần phát triển kinh tế xanh tại tỉnh Hậu Giang và vùng ĐBSCL.

Tại hội thảo, theo đánh giá của các ngành liên quan, việc CĐS trong nông nghiệp hiện nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu (Data Analytics) để giúp quản lý rủi ro, cảnh báo sớm thiên tai, dịch bệnh... Từ đó, các cấp, các ngành và người nông dân chủ động triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế được rủi ro do biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.

 

Nhờ CĐS trong nông nghiệp mà các địa phương và người dân vùng ĐBSCL còn ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) kết hợp với công nghệ sinh học để phân tích dữ liệu về môi trường, các loại đất, đặc điểm cây trồng, vật nuôi và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi, trồng, từ đó người sản xuất sẽ đưa ra những quyết định phù hợp về bón phân, tưới nước, phun thuốc, thu hoạch.... Qua đó giảm được chi phí, giảm ô nhiễm nguồn nước và đất đai, bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, CĐS tạo ra các phần mềm ứng dụng để quản lý và hỗ trợ các nghiệp vụ quản lý, điều hành ngành nông nghiệp đạt hiệu quả hơn, giúp cho việc ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, làm tăng hiệu lực quản lý và hiệu quả điều hành.

Tuy nhiên, những khó khăn hạn chế của CĐS trong nông nghiệp thời gian qua cũng được đại biểu đánh giá và xác định, việc phát triển nền tảng dữ liệu số nông nghiệp là nội dung mới, chưa có mô hình mẫu và khung kiến trúc định hướng CĐS cho từng lĩnh vực, nông, lâm, thuỷ sản; các bộ, ngành trung ương chưa ban hành khung kiến trúc đối với hệ sinh thái nền tảng dữ liệu số nông nghiệp để các địa phương làm cơ sở áp dụng thực hiện được đồng bộ. Vì thế, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và dữ liệu thu thấp rất lớn và phức tạp.

6 giải pháp thúc đẩy CĐS phát triển nông nghiệp bền vững

n

Các chuyên gia nhà khoa học và DN chia sẻ giải pháp CĐS thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.

 

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tại hội thảo, nhiều nhà khoa, chuyên gia, doanh nghiệp (DN) đã gợi mở nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào 6 giải pháp thúc đẩy CĐS trong ngành nông nghiệp. Đó là giải pháp đẩy mạnh ứng dụng AI tạo sinh trong quản lý phát thải khí nhà kính và dịch bệnh trên đồng ruộng; phát triển nông nghiệp bền vững và giảm phát thải nhà kính; giải pháp CĐS nông nghiệp từ cơ sở đến quản lý nhà nước; giải pháp và ứng dụng truy suất nguồn gốc thích ứng quy định EUDR; thực hiện ứng dụng “Mạng nhà nông” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản…

Nói về ứng dụng AI tạo sinh trong quản lý phát thải nhà kính và dịch bệnh trên đồng ruộng, ông Hồng Quốc Cường - Giám đốc kỹ thuật Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam (Trà Vinh) cho hay, là Công ty ĐMST chuyên cung cấp sản phẩm, giải pháp số ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp, thủy sản thông minh và truy xuất nguồn gốc, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững. Thời gian qua, Công ty nghiên cứu, sản xuất và thương mại các sản phẩm kết nối internet (IoT), giải pháp thông minh, thị giác máy tính, dịch vụ phần mềm (SaaS), ứng dụng di động (App), CĐS đa lĩnh vực

Theo ông Cường, AI tạo sinh cho phép người dùng nhanh chóng tạo nội dung mới trên nhiều dữ liệu đầu vào khác nhau, các dữ liệu đầu vào, đầu ra của mô hình có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô hình 3D hoặc nhiều loại dữ liệu khác

Hệ thống giám sát côn trùng thông minh của công ty có thể thu thập tự động dữ liệu về côn trùng và thông số thời tiết trên đồng ruộng; phân loại, thống kê số lượng mật độ thiên địch và sâu hại; phân tích đưa ra các cảnh báo khi mật độ sâu hại và thiên địch mất cân đối; dự báo chính xác chu kỳ bùng phát của sâu hại trên vùng trồng. Đồng thời, cũng có thể thu thập các dữ liệu về thời tiết nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió và tốc độ gió…

 

Chia sẻ những kinh nghiệm trong CĐS trong ngành nông nghiệp của địa phương, ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở NN và PTNT Đồng Tháp cho biết, Đề án CĐS ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh Đồng Tháp đã phát triển và đang vận hành thử nghiệm nền tảng dữ liệu số ngành nông nghiệp tại địa chỉ VDAPES.COM từ tháng 5/2023, có tích hợp các thiết bị IoTs vào tất cả hoạt động để có thể thu thập dữ liệu tự động.

“Quá trình triển khai, tỉnh đã tổ chức 02 đợt tập huấn kiến thức cho 1.285 lượt cán bộ ngành nông nghiệp và 60 cán bộ TOT về CĐS ngành nông nghiệp, nắm về quy trình báo cáo, nhập, xuất dữ liệu thống kê cho nền tảng dữ liệu số ngành nông nghiệp. Đến nay, có khoảng 6.000 tài khoản với gần 100.000 lượt truy cập vào nền tảng dữ liệu số để xem thông tin”, ông Minh nói.


Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm