Trí tuệ nhân tạo, Big Data sẽ phát sinh các hình thức tấn công mạng nguy hiểm hơn
DNVN - Thống kê mới nhất của Bộ TT&TT cho thấy, tính từ đầu năm 2019 đến tháng 8/2019, hệ thống của Trung tâm đã ghi nhận được 7.015 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data sẽ phát sinh các hình thức tấn công mới, nguy hiểm hơn.
Chuyển đổi số: Cái thiếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là tầm nhìn / Cảnh báo xuất hiện mã độc tấn công hệ thống an ninh mạng dịp Tết
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, theo dự báo mới nhất về an ninh mạng, các cuộc tấn công mạng tới đây sẽ vượt ra ngoài các cuộc tấn công DDoS, Botnet... Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data sẽ phát sinh các hình thức tấn công mới, nguy hiểm hơn.
Nguồn tin từ VNCERT cho biết, thách thức trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng ngày trở nên cấp thiết, trong năm 2019, thế giới đối mặt với hàng loạt các sự cố rò rỉ dữ liệu, phá hủy hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp dựa bằng các hình thức tấn công và khai thác lỗ hổng sử dụng công nghệ mới như AI, Big Data.
Theo VNCERT, dự báo mới nhất về an ninh mạng, các cuộc tấn công mạng tới đây sẽ vượt ra ngoài các cuộc tấn công DDoS, Botnet... Sự phát triển của AI, Big Data sẽ dẫn đến các hình thức tấn công mới, nguy hiểm hơn. “Đó chính là những thách thức mới của của công tác bảo đảm an toàn thông tin”, đại diện VNCERT cho hay.
Thống kê mới nhất của VNCERT cho thấy, tính từ đầu năm 2019 đến tháng 8/2019, hệ thống của Trung tâm đã ghi nhận được 7.015 sự cố tấn công mạng vào các trang web của Việt Nam, trong đó có 2.570 sự cố tấn công lừa đảo (Phishing), 4.203 trường hợp sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 242 sự cố website bị nhiễm mã độc (Malware). Bên cạnh đó, hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).
Các chương trình diễn tập phòng chống tấn công mạng liên tục được VNCERT tổ chức. Nguồn ảnh: VNCERT.
Trong bối cảnh đó, bất cứ tổ chức nào dù được trang bị đầy đủ hệ thống, quy trình vẫn có thể xảy ra sự cố mất an toàn thông tin nếu như cán bộ phụ trách không được trang bị kỹ năng ứng phó sự cố.
Trước đó, số liệu 6 tháng đầu năm 2019 của Bộ TT&TT cho thấy, trong tổng số 3.159 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, có 968 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), 635 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware) và 1.556 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing).
Thống kê của Bộ TT&TT 6 tháng đầu năm cũng chỉ ra rằng, số lượng các cuộc tấn công giảm chủ yếu ở hình thức tấn công Phishing. Riêng với hình thức này, tháng 1 giảm mạnh nhất là 76,86%, tháng 5 giảm ít nhất là 47,37% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ số này cho thấy tình hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam đã có chuyển biến, đặc biệt, các chiến dịch xử lý mã độc ở Hà Nội và TP.HCM thời gian vừa qua đã thể hiện hiệu quả nhất định.
Trong nửa đầu năm 2019, số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet) là 4.300.218 địa chỉ, giảm 34,30% so với cùng kỳ năm 2018.
Đỗ Quyên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng đặt mục tiêu 90% doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ số vào năm 2030
Ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương mại: Tỷ lệ giao dịch số tiệm cận mức tuyệt đối
Ngăn chặn thất thoát dữ liệu doanh nghiệp bằng công nghệ cao
Chương trình phòng chống lừa đảo trực tuyến 2024: Sân chơi mới, bổ ích cho các KOLs
Cột tin quảng cáo