Chuyển đổi số

Việt Nam không thể chậm chân trên “chuyến tàu” 5G

DNVN - Việt Nam đang thử nghiệm 5G, nhưng để thương mại hóa dịch vụ còn phải cân nhắc tới việc sử dụng băng tần nào để có thể tạo một hệ sinh thái 5G, vấn đề sử dụng hiệu quả mạng 4G vừa mới được đầu tư chưa lâu. Tuy nhiên việc triển khai 5G trên thế giới đang tiến rất nhanh, Việt Nam không thể chậm chân.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã đến lúc phải thay đổi cả cách nghĩ, cách làm về an toàn thông tin / Huawei kiến nghị Tòa án Mỹ thu hồi lệnh cấm của Ủy ban Truyền thông Liên bang FCC

Việt Nam sẽ chọn băng tần nào cho 5G?

Chia sẻ tại Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin 2019 do Hội Vô tuyến Điện tử và Cục Tần số Vô tuyến điện đã tổ chức vào 7/12/2019, ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, có một thực tế rất nhiều nước trên thế giới không có tần số cho 5G. Các nhà cung cấp thiết bị có thể nói rất hay về 5G nhưng thực tế những nhà quản lý phải tính đến nhiều yếu tố cho phù hợp. Hội nghị Vô tuyến Thế giới đưa ra rất nhiều khuyến nghị về băng tần cho 5G, ví dụ như 700 MHz, 2,3 MHz.

Ông Lê Văn Tuấn đặt câu hỏi việc triển khai 5G hiện nay của Việt Nam hiện nay là sớm hay không? Với quan điểm cả nhân ông Tuấn cho rằng Việt Nam triển khai sớm khi mà các thiết bị 5G hiện có mới chỉ bắt đầu được cung cấp và Châu Âu chưa triển khai 5G.

Ông Tuấn cũng chia sẻ thêm về việc, mới vào cuối tháng 11 vừa quả Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) mới có quyết định tổ chức đấu giá công khai 300MHz của băng tần C truyền thống (3.7-4.2GHz) để triển khai 5G. Chủ tịch FCC sẽ yêu cầu Ủy ban bỏ phiếu để phê chuẩn vào đầu năm tới với kế hoạch sẽ bán đấu giá 280MHz (đã trừ 20MHz dành cho băng tần bảo vệ).

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện.

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện.


Còn ở Việt Nam, theo ông Tuấn, tất cả băng tần đã cấp cho các nhà mạng triển khai 3G hiện nay đều có thể dùng cho băng tần 5G. Vì vậy, nếu nhà mạng muốn cung cấp 5G ngay có thể dùng chính băng tần đã cấp cho 3G trừ băng tần 700 MHz. Một số nước trên thế giới 2 băng tần thế giới đang dùng cho 5G là 2.8 - 2.6 GHz. Tuy nhiên đây không phải băng tần sẽ phổ biến nhưng nó đã được các nước triển khai trước và họ muốn tạo ra hệ sinh thái cho băng tần này. Băng tần 2.6 GHz và băng tần C là băng tần chính sẽ được triển khai cho 5G.

Ngoài ra, ông Lê Văn Tuấn cho biết, hiện băng tần C là băng tần đã được sử dụng hơn 40 năm sử dụng cho vệ tinh và đang được dùng cho Vinasat 1. Trong khi đó, băng tần cho các thiết bị vệ tinh phát thanh truyền hình có độ thu từ 2.8 GHz - 4.5 GHz có chất lượng không đảm bảo và có thể gây nhiễu cho các trạm vệ tinh. Do đó nếu để dùng băng tần C cho 5G thì phải xử lý vấn đề nhiễu và cần có thiết bị lọc nhiễu hiệu quả. Ở Việt Nam đã có 1 công ty làm bộ lọc nhiễu kết quả rất tốt. Nếu triển khai rộng thiết bị này thì giá thành nhiều giá có thể giảm nhiều. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghiên cứu dùng bằng C cho 5G nếu giải quyết được bài toán can nhiễu vì băng tần này có vùng phủ sóng tốt.

Cũng theo ông Tuấn, điều may mắn cho Việt Nam là đang có băng tần cao sạch cho quy hoạch mạng 5G. WRC.19 đã quy hoạch băng tần 24 - 27,5 GHz cho 5G và Việt Nam đã có sẵn sàng băng tần này. Việt Nam sẽ quy hoạch băng tần nào cho mạng 5G? Chính sách của Bộ TT&TT các doanh nghiệp được sử dụng băng tần cấp phép thì được sử dụng cho các công nghệ mới hơn.

Ví dụ băng tần mà Bộ TT&TT đã cấp cho mạng 3G có thể cung cấp cho 4G hoặc 5G. Chúng ta có thể quy hoạch tần số từ 3,6 - 4 GHz cho việc phát triển mạng 5G. Trước đây, Việt Nam phải tham chiếu các nhà cung cấp thiết bị thế giới thì giờ có thể tự do hơn khi Việt Nam đã sản xuất thiết bị viễn thông 5G.

Cuối năm 2019 sẽ có hơn 60 mạng thương mại 5G trên toàn cầu

 

Cũng tại Hội nghị, TS. Mohamed Madkour, Phó Chủ tịch phụ trách giải pháp và kinh doanh các Mạng di động Toàn cầu của Huawei đã có bài thuyết trình có chủ đề “Để 5G cất cánh tại Việt Nam”, quá trình chuyển đổi số hiện nay dựa trên cả hai động lực chính là Kinh doanh và Công nghệ, cùng với 4 trụ cột, gồm: Các dịch vụ, Hạ tầng, Nguồn nhân lực/ nhân tài, và Hệ sinh thái. Các trụ cột đó được tạo dựng dựa trên một nền tảng Kết nối Thông minh mà ở đó, 5G đóng vai trò trung tâm.

Theo nhận định trong Báo cáo của Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu (GSA) vào tháng 10/2019, Thế giới đang tăng tốc triển khai 5G trên quy mô ngày càng lớn. Hiện đã có 300 nhà mạng tham gia kiểm tra, thử nghiệm hoặc triển khai 5G. Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ có hơn 60 mạng thương mại 5G trên toàn cầu. 33 quốc gia đã cấp phép băng tần cho 5G và dự kiến đến cuối năm 2020 con số này sẽ tăng lên gấp đôi. Đã có 170 loại sản phẩm, thiết bị 5G được giới thiệu, giá smartphone 5G hiện khoảng 500 USD (dự kiến đến cuối năm 2020 mức giá sẽ giảm xuống dưới 350 USD).

TS. Mohamed Madkour, Phó Chủ tịch phụ trách giải pháp và kinh doanh các Mạng di động Toàn cầu của Huawei đã có bài thuyết trình có chủ đề “Để 5G cất cánh tại Việt Nam”.

TS. Mohamed Madkour, Phó Chủ tịch phụ trách giải pháp và kinh doanh các Mạng di động Toàn cầu của Huawei đã có bài thuyết trình có chủ đề “Để 5G cất cánh tại Việt Nam”.

Tính đến nay, Huawei đã ký kết được hơn 60 hợp đồng thương mại 5G và tham gia triển khai 2/3 tổng số mạng thương mại 5G trên toàn cầu. Huawei cũng là nhà cung cấp duy nhất trên thế giới có đầy đủ các danh mục sản phẩm 5G từ đầu đến cuối cho mọi kịch bản triển khai, từ mạng lõi đến truyền dẫn, từ các trạm phát trên các thiết bị đầu cuối có hiệu năng mạnh mẽ, đảm bảo triển khai đơn giản và hiệu quả.

Ông Mohamed Madkour cũng nhấn mạnh, 5G không phải đơn giản là 4G + 1G. Với tốc độ nhanh gấp 20 lần 4G, công suất gấp 25 lần, chi phí trên mỗi bit dữ liệu chỉ bằng 1/10 so với 4G, thì 5G là bước chuyển đổi mạnh mẽ từ kết nối người dùng cá nhân sang kết nối các ngành, lĩnh vực. Vì vậy, 5G chủ yếu là dành cho việc phát triển các ứng dụng trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau, cùng với băng thông rộng tăng cường (eMBB). 5G sẽ mang lại những trải nghiệm mới và sức mạnh cho tất cả, từ người dùng cá nhân với các dịch vụ chơi game trên đám mây, ứng dụng VR/AR, truyền hình trực tiếp độ phân giải cao, đến cơ hội để xóa khoảng cách số và kết nối cho hơn 950 triệu hộ gia đình ở những vùng sâu, vùng xa, kém phát triển trên toàn cầu, và thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả và lợi ích trong các ngành, lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp, y tế, điện lực, giáo dục, truyền thông, xe hơi kết nối.

 

Thực tiễn triển khai và cung cấp dịch vụ 5G cho thấy không chỉ có người dùng được lợi với mức cước trên mỗi GB dữ liệu được giảm khi so với 4G, mà nhà mạng cũng có được nguồn doanh thu cao hơn. Ví dụ như nhà mạng LG U+ của Hàn Quốc, thị phần 5G của họ đã tăng 4% so với 4G, và doanh thu từ các dịch vụ di động đã tăng 2,15% trong quý 2/2019 so với quý trước đó.

Ông Mohamed Madkour cũng tư vấn chiến lược 5G + 4G cho phát triển kinh doanh bền vững của các nhà mạng, theo đó các nhà mạng cần chuẩn bị sẵn sàng cho 5G bằng cách tăng cường củng cố các mạng 4G của mình, hợp nhất nguồn tài nguyên trạm phát, tăng cường phổ tần cho 4G/5G, dịch chuyển người dùng 2G/3G sang 4G … Sau đó là đến giai đoạn bổ sung 5G NR (new radio) trên nền tảng 4G, rồi đến giai đoạn chuyển đổi toàn diện 5G, tắt sóng 2G/ 3G.

“Để triển khai 5G thành công, cần có sự hợp tác của nhiều bên liên quan, từ các cơ quan chính phủ, các nhà khai thác viễn thông, các nhà cung cấp thiết bị giải pháp, các ngành – lĩnh vực, các đối tác bên thứ ba về hạ tầng”, ông Mohamed Madkour nhận xét.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm