Chuyển đổi số

VNPT đạt doanh thu gần 168.000 tỷ đồng, xác định mục tiêu là trụ cột chuyển đổi số quốc gia

DNVN - Năm 2019, VNPT đạt tổng doanh thu gần 168.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách đều tăng cao so với năm 2018. Năm 2020, VNPT xác định mục tiêu là trụ cột trong chuyển đổi số quốc gia, tập trung phát triển các trung tâm công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo (AI) và trong tất cả sản phẩm chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Việt Nam nỗ lực chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT / Trường tiểu học Archimedes triển khai mô hình lớp học thông minh do VNPT phát triển

Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT phát biểu tại Hội nghị.

Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2020 của VNPT vào ngày 24/12/2019, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, dịch vụ viễn thông truyền thống đang có xu thế giảm doanh thu của dịch vụ viễn thông truyền thống của Việt Nam đi nhanh hơn so với xu thế thế giới. Trong khi đó, thị trường viễn thông cạnh tranh sát ván về giá cước của các doanh nghiệp viễn thông.

Đại diện VNPT cho biết, năm 2019, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 167.983 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, doanh thu Công ty mẹ đạt 45.730 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, bằng 101,4% so với thực hiện năm 2018. Lợi nhuận đạt 7.100 tỷ đồng bằng 100,1% kế hoạch, tăng 10% so với thực hiện năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 10,9%, đạt 100% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2018. Nộp ngân sách nhà nước 4.926 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 10% so với thực hiện năm 2018. Năng suất lao động theo doanh thu trung bình đạt 1,521 tỷ/người, tăng 1,7% so với năm 2018.

Về phát triển dịch vụ, VNPT cũng tạo bước đột phá trong việc phát hành gói cước Combo (bao gồm 3 dịch vụ: di động, băng rộng, MyTV) phù hợp với nhu cầu, hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, dựa theo phân khúc khách hàng. Qua đó, dịch vụ MyTV có sự tăng trưởng đột phá về thuê bao phát triển mới, với hơn 750.000 thuê bao, tăng 210% so với thực hiện năm 2018. Tổng số thuê bao phát sinh cước ước tính đạt hơn 1,63 triệu thuê bao tăng 152% so với năm 2018.

Cũng trong năm 2019, VNPT đã giữ vững và phát triển thương hiệu VNPT, thương hiệu VinaPhone. Thương hiệu VNPT đã vươn lên vị trí thứ 2 trong Top 10 thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Trong khi đó, thương hiệu VinaPhone cũng duy trì đứng thứ 7 trong Top 50 thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn VNPT trở thành doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có 2 thương hiệu nằm trong Top 10 thương hiệu lớn nhất. VinaPhone là nhà mạng duy nhất có số thuê bao chuyển đến lớn hơn so với số thuê bao chuyển đi gần 60.000 thuê bao. Điều đó đã minh chứng được vị trí của VinaPhone trên thị trường.

Cùng với đó, VNPT tiếp tục nghiên cứu phát triển và cho ra đời các sản phẩm đầu cuối mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nội địa do VNPT tự chủ sản xuất, không phải nhập khẩu đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Kết quả này khẳng định năng lực của VNPT trong sản xuất thiết bị công nghệ công nghiệp, đảm bảo an ninh thông tin, đồng thời tăng tính chủ động của VNPT trong phát triển mạng lưới. Đặc biệt, giữa năm 2019, VNPT đã khánh thành nhà máy sản xuất sợi quang công nghệ cao đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á với công suất thiết kế lên tới 3,2 triệu km sợi quang/năm.

 

Trong các hoạt động ra quốc tế, liên doanh Stream Net tại Myanmar đã bước vào năm hoạt động thứ 2 với doanh thu ước đạt 561.000 USD. VNPT cũng triển khai thành công giải pháp E-Office cho Văn phòng Chính phủ và Bộ Bưu chính viễn thông Lào, bước đầu đưa các dịch vụ số của Tập đoàn ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị và giải pháp đã được VNPT cung cấp tại các thị trường mới như: Nepal, Myanmar, Indonesia, Campuchia, Lào, Bangladesh... Các hoạt động này tạo đà để VNPT đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài trong những năm tiếp theo.

Năm 2020, VNPT xác định mục tiêu là trụ cột trong chuyển đổi số quốc gia, tập trung phát triển các trung tâm công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo (AI) và trong tất cả sản phẩm chuyển đổi số của VNPT sẽ từng bước đưa AI vào, phát triển dịch vụ đám mây, Internet vạn vật. VNPT khẳng định vị thế dẵn dắt của mình trong chuyển đổi số nền kinh tế, tiến tới cùng Chính phủ xây dựng Quốc gia số.

VNPT sẽ chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ trên hạ tầng số

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, VNPT cần nghiên cứu một số xu hướng của thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường viễn thông Việt Nam như tác động của IoT, các dịch vụ xuyên biên giới. Bên cạnh đó, thế giới đã xuất hiện nhiều bối cảnh mới mà có thể có tác động rất lớn đến các dịch vụ hạ tầng ví dụ như hệ thống WiFi Free của Google Station hay là thế hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp cung cấp Internet giá rất rẻ đến hộ gia đình có khả năng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong một vài năm tới. Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu để đưa ra cách thức quản lý cho phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải.

 

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để mở rộng không gian cho hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông từ hạ tầng viễn thông truyền thống chuyển đến cái hạ tầng số, phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Với chiến lược mà VNPT đưa ra trong những năm tiếp theo sẽ thúc đẩy tập đoàn này phát triển mạnh trong bối cảnh mới và hình thành doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như dẫn dắt quá quá trình chuyển đổi số của đất nước.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh thị trường bưu chính viễn thị trường CNTT và viễn thông đang ở mức bão hòa đối với các dịch vụ cơ bản và hoạt động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông ngày càng trở nên khốc liệt, VNPT vẫn tăng trưởng lợi nhuận theo kế hoạch đề ra và thể hiện được vị trí chủ lực của tập đoàn trong lĩnh vực ICT.

Ông Nguyễn Hoàng Anh đề nghị VNPT tiếp tục thể hiện vị trí chủ lực dẫn dắt của tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông CNTT của đất nước tích cực chủ động đóng góp xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới chính quyền số và nền tảng kinh tế số của đất nước.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm