Hỗ trợ doanh nghiệp

Amazon "nuốt chửng" các cửa hàng bách hóa sập tiệm

Hàng loạt chuỗi bán lẻ của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã lọt vào tầm ngắm của ông lớn Amazon.

Honda dự báo lợi nhuận cả năm 2020 giảm mạnh do COVID-19 / Hãng công nghệ nào cung cấp máy tính bảng nhiều nhất thế giới?

Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất nước Mỹ đang muốn biến những điểm bán hàng của các chuỗi bách hoá, thành trung tâm phân phối kiện hàng nhằm tăng tốc trong cuộc đua giao vận trong ngày.

Những biển hiệu JCPenney, Sears… đình đám một thời sẽ sớm bị thay bằng Amazon. Theo Wall Street Journal, tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Amazon đang đàm phán với tập đoàn bất động sản Simon Property Group, chủ sở hữu nhiều trung tâm thương mại nhất ở Mỹ, để biến những điểm bán của các chuỗi bách hoá "sập tiệm" thành trung tâm phân phối kiện hàng. Hiện Simon đang nắm trong tay 63 cửa hàng JCPenney và 11 cửa hàng Sears, theo báo cáo mới nhất mà tập đoàn công bố.

Thỏa thuận sẽ có lợi cho cả Amazon và Simon trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh bởi đại dịch COVID-19 trong khi số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống lại đang bị giảm dần do hoạt động khó khăn.

Amazon nuốt chửng các cửa hàng bách hóa sập tiệm - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Anh Myles Udland, chuyên gia phân tích của Yahoo!Finance, cho biết: "Đây là 1 bước đi chắc chắn Amazon sẽ triển khai nhằm đạt được chiến lược giao hàng trong ngày. Simon đang ngồi trên 1 đống các cửa hàng ngừng hoạt động, không ai thuê, nên chắc chắn họ sẽ mừng như bắt được vàng khi Amazon ngỏ ý muốn thuê lại các địa điểm này".

Cụ thể, lợi ích Amazon được hưởng chính là khoảng không gian lớn của các chuỗi bán lẻ hiện bị bỏ trống. Điều này cho phép hãng có thể thoải mái thiết lập hệ thống kho vận và mở rộng hoạt động. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các địa điểm này cũng đã được chuẩn bị đầy đủ như hệ thống cấp thoát nước, điện, đường ống dẫn khí đốt… cho phép Amazon có thể đi vào hoạt động luôn.

Quan trọng hơn, trung tâm mua sắm thường có vị trí rất đẹp, đặt tại các khu dân cư, và ngay gần các tuyến đường giao thông quan trọng. Đây là yếu tố then chốt giúp Amazon hiện thực hoá các cam kết vận chuyển đồ tới tay khách hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Amazon nuốt chửng các cửa hàng bách hóa sập tiệm - Ảnh 2.

Amazon lên kế hoạch "nuốt chửng" các cửa hàng bách hóa sập tiệm. Ảnh: Getty Images

Không dừng lại ở đây, nhiều chuyên gia cho rằng Amazon còn có mục tiêu xa hơn nữa. Anh Dan Roberts, chuyên gia phân tích thị trường, Yahoo!Finance, nói: "Tôi không nghĩ Amazon chỉ biến những cửa hàng bách hoá thành nơi để vứt đồ mà chắc chắn họ sẽ lồng ghép cả mô hình cửa hàng trải nghiệm dành cho khách hàng nữa vì Amazon vừa có đất, lại vừa có tiền, thế nên một khi đã muốn thì họ triển khai rất nhanh".

 

Xu hướng thâu tóm các địa điểm trong trung tâm thương mại cũ, từng là nước cờ quen thuộc của Amazon trong chiến lược bành trướng dịch vụ của mình. Theo hãng nghiên cứu bất động sản CBRE, trong giai đoạn 2016-2019, 23 trung tâm mua sắm cũ tại Mỹ đã được Amazon mua lại, với mục đích tương tự.

Hiện vẫn chưa ai biết số lượng các điểm bán lẻ mà Amazon muốn biến thành điểm phân phối là bao nhiêu. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán giữa Simon và Amazon phản ánh một xu hướng đang tăng dần trong ngành bán lẻ: Biến cửa hàng, siêu thị thành nhà kho, trung tâm phân phối. Sự thoái trào của ngành bán lẻ truyền thống và sự thăng hoa của ngành thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng mức độ chuyển đổi này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm