Ấn Độ ra quy định mới về xuất xứ hàng hóa, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt
DNVN - Với việc thị trường mở cửa mạnh mẽ, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành quy định mới về xuất xứ hàng hóa nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chủ động bảo đảm đủ nguồn điện trong mùa khô 2022 / Hợp tác đổi mới đo lường trong sản xuất, kinh doanh điện để hỗ trợ doanh nghiệp
Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Ấn Độ”.
Tại sự kiện, ông T.K.Pandey - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp các doanh nghiệp nhập khẩu Ấn Độ cho biết, thị trường Ấn Độ đang mở cửa mạnh mẽ với việc Ấn Độ vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với UAE và trong năm 2022 có thể ký với một số quốc gia khác như Anh, EU, Canada, cộng đồng các nước vùng vịnh. Dòng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhiều trong những năm qua.
Do đó, để kiểm soát chất lượng hàng hóa và đảm bảo sự công bằng trên thị trường, chính phủ Ấn Độ đã ban hành Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc Xuất xứ theo Hiệp định Thương mại - CAROTAR năm 2020).
CAROTAR được ban hành bởi Ban Thuế Trung ương và Hải quan ngày 21/8/2020, có hiệu lực từ ngày 21/9/2020. CAROTAR 2020 nhằm bổ sung các thủ tục chứng nhận xuất xứ hiện có được quy định trong các hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp định Thương mại Ưu đãi, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện.
Theo ông Yogesh Gaba, CAROTAR yêu cầu nhà xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định.
Liên quan tới những quy định, điều khoản chính của CAROTAR 2020, ông Yogesh Gaba - chuyên gia về thuế hàng hóa và dịch vụ, Luật Hải quan, Chính sách Ngoại thương và Đặc khu Kinh tế Ấn Độ cho rằng, để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết.
CAROTAR cũng yêu cầu nhà xuất khẩu đảm bảo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định như yêu cầu về tỷ lệ gia công, nội địa hóa sản phẩm tại nước xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu từ 35% trở lên. Doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.
Để được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo hiệp định thương mại, tại thời điểm nộp đơn xin nhập khẩu, nhà nhập khẩu hoặc đại lý phải kê khai, ghi rõ trên vận đơn và tờ khai nhập khẩu (Bill of Entry) về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; ghi rõ trong hóa đơn nhập cảnh thông báo thuế quan tương ứng đối với từng mặt hàng. Đồng thời phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ đối với từng mặt hàng được yêu cầu thuế suất ưu đãi và nhập chi tiết chứng nhận xuất xứ vào vận đơn.
Ông Yogesh cũng lưu ý trong trường hợp nếu chứng nhận về xuất xứ (COO) không được xuất trình tại làm tờ khai hải quan thì ưu đãi thuế quan sẽ không được áp dụng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu có thể bổ sung COO trong khoảng thời gian nhất định để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Bên cạnh đó, ông Yogesh nhấn mạnh những yêu cầu về COO hết sức nghiêm ngặt. Theo đó, nếu trong lô hàng có 15 loại sản phẩm, nhưng chỉ 1 loại sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu về COO thì toàn bộ 14 sản phẩm còn lại cũng đều không được chấp thuận.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo