Hỗ trợ doanh nghiệp

Bình Dương lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do COVID-19

DNVN - Tổ công tác do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương làm Tổ trưởng, có trách nhiệm tiếp nhận, chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...

Bình Dương: Dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo quy định phòng chống dịch / Bình Dương: Ngành gỗ xuất khẩu tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với 23 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng làm Tổ trưởng.

Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Tổ công tác sẽ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắcliên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Thành viên của Tổ công tác có trách nhiệm tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo lĩnh vực, địa bàn được phân công. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khẩn trương rà soát, chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc tham mưu Tổ trưởng để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

Đối với những nội dung cần sự phối hợp của các đơn vị, thành viên của Tổ công tác báo cáo các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp về các Tổ phó (Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Sở Công Thương đối với các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp), tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng có giải pháp chỉ đạo hiệu quả để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Tổ công tác thành lập nhóm Zalo để các thành viên thuận tiện trao đổi, kịp thời có giải pháp, đề xuất, tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng trình UBND tỉnh chỉ đạo.

Hàng tuần, trước 12h ngày thứ 6 (hoặc sớm hơn nếu có vấn đề phát sinh đột xuất), thành viên Tổ công tác báo cáo gửi về nhóm Zalo của Tổ công tác. Nội dung báo cáo bao gồm tình hình tiếp nhận, thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nội dung kiến nghị.

 

Hiện nay, Bình Dương có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành; trong đó có 29 khu công nghiệp (KCN), có trên 2.000 doanh nghiệp, với 485.670 lao động Việt Nam và 14.900 lao động nước ngoài; 12 cụm công nghiệp với 40.000 lao động; đồng thời có nhiều khu nhà trọ đan xen các nhà máy, xí nghiệp, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào doanh nghiệp.

Tỉnh Bình Dương đã thành lập 100 đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch trong các doanh nghiệp trong KCN và tất cả các doanh nghiệp lớn ngoài KCN; Thành lập Tổ phản ứng nhanh cấp tỉnh, cấp huyện để xử lý F0 trong KCN; Hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp tự thực hiện test kháng nguyên nhanh cho người lao động thường xuyên theo quy định.

có 615 doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh đăng ký cho công nhân lao động ở lại nhà máy làm việc trong thời gian giãn cách xã hội.

Hơn 600 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đăng ký cho công nhân lao động ở lại nhà máy làm việc trong thời gian giãn cách xã hội.

Đồng thời, xây dựng quy trình cho các công ty, doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” (ăn, nghỉ, sản xuất tại nhà máy), hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”. Những doanh nghiệp không bảo đảm các điều kiện trên thì tùy theo tình hình cụ thể để giảm quy mô sản xuất hoặc nếu có nguy cơ cao thì phải tạm dừng sản xuất.

 

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 19/7, đã có 615 doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh đăng ký cho công nhân lao động ở lại nhà máy làm việc trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong số này có 587 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” và 28 doanh nghiệp thực hiện phương án “1 cung đường, 2 địa điểm”. Các doanh nghiệp này đáp ứng chỗ ở cho 90.365 lao động ở lại nhà máy làm việc.


Tâm An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm