Hỗ trợ doanh nghiệp

Cách mạng công nghiệp 4.0: Kinh nghiệm từ Nhật Bản, doanh nghiệp Việt không thể thờ ơ

DNVN- Các ngành công nghiệp mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam (IoT, media, kinh tế số…); đồng thời, hỗ trợ các ngành khác nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và phát triển dịch vụ mới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa có cơ hội khẳng địn thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh...

Kiến nghị cho doanh nghiệp dùng tài sản trí tuệ để thế chấp vay vốn ngân hàng / Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu khi bán hàng trên Amazon.com

"Kinh nghiệm từ Nhật Bản" với cách mạng công nghiệp 4.0 nhằn sẽ tạo diễn đàn để các bộ, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất chính sách cho Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác với công ty NTT Data (Nhật Bản).

Đó là nội dung chính của hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Kinh nghiệm của Nhật Bản” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)phối hợp với Công ty NTT Data của Nhật Bản tổ chức vào sáng 1/3 tại Hà Nội.

Ảnh: Minh họa

Ảnh: Minh họa

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM phát biểu tại hội thảo: Việt Nam là một nước thu nhập trung bình thấp, đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hoá, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong đó, khoa học công nghệ luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Việt Nam sớm tiếp cận và có chính sách thúc đẩy để tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0.

Và nhấn mạnh: Các ngành công nghiệp mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam (IoT, media, kinh tế số…); đồng thời, hỗ trợ các ngành khác nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và phát triển dịch vụ mới.

Theo dự báo doanh thu của ngành thương mại điện tử năm 2030 đạt khoảng 40 tỷ USD; AL 420 triệu USD; điện toán đám mây: 2,2 tỷ USD; gọi xe công nghệ: 2,2 tỷ USD; Nông nghiệp thông minh: 1,7 USD… Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Cách mạng công nghiệp trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong tương lai”, ông Cung nói.

Ông Toshio Iwamoto, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành NTT Data cho biết, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự kết nối của các doanh nghiệp khác nhau, kết nối thông qua không gian mạng, tự sản xuất, phân phối tới dịch vụ.

Theo ông Toshio Iwamoto: "Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm được sẽ tiếp tục bị tụt hậu. Tranh thủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất đưa đất nước đi lên hiện đại và thịnh vượng, để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian sớm nhất.

 

Việt Nam cần tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích công nghệ sáng tạo. Việc thực hiện chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 là giải pháp chủ đạo cho việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”.

Để Cách mạng công nghiệp 4.0 đi vào thực tiễn, theo Ông Nguyễn Đình Cung: cần xây dựng nền tảng cho Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi quản trị nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ; thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp 4.0; tập trung đầu tư, phát triển một số công nghệ mới ứng dụng đa ngành, có lợi thế và tiềm năng phát triển.

Và ông đề nghị: Nhà nước cần chủ động, quyết liệt chuyển đổi quản trị nhà nước và xây dựng nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Kinh ngiệm từ Nhật Bản thì, theo đại diện CIEM: Cải cách thể chế, chuyển đổi bộ máy nhà nước sang kinh tế số cả về tư duy quản lý và công cụ quản lý là điều kiện tiên quyết cho thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam; trong đó, hợp tác quốc tế với các quốc gia, các trung tâm công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học hàng đầu và tri thức Việt kiều là yếu tố xuyên suốt trong thực hiện chiến lược, tranh thủ trí tuệ đỉnh cao của nhân loại sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn.

Tại Việt Nam, NTT Data Việt Nam đã và đang ứng dụng cho các dự án thông minh và cải cách hành chính như dự án VNACCS.

Cung cấp hệ thống NACCs/CIS ( hệ thống thông quan tự động) cho Cục Hải quan Việt Nam dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến của Hệ thống NACCS và CIS của Nhật Bản; hay cung cấp gói phần mềm tích hợp cho thiết kế quy trình chuyến bay cung cấp giao diện người máy sáng tạo và mức độ tự động hoá cao trong suốt quá trình thiết kế.

 

Nam Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm