Hỗ trợ doanh nghiệp

Cách nào để DNNN có thể huy động tài trợ nước ngoài cho hạ tầng?

Các DNNN phải đối mặt với những thách thức riêng khi mời gọi tài chính nước ngoài cho các dự án hạ tầng. Nhưng không phải không có giải pháp.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Tài trợ cho cơ sở hạ tầng đi theo một con đường dễ dự đoán tại rất nhiều quốc gia đang phát triển. Trước tiên, chính phủ tài trợ cho cơ sở hạ tầng thông qua thuế, vay mượn và bán đất. Khi đó, nợ quốc gia tăng lên. Để ứng phó, chính phủ tìm kiếm các giải pháp tài trợ cho cơ sở hạ tầng theo những cách thức không làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần của quốc gia. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường là những lựa chọn đầu tiên, do khi DNNN vay tiền cho một dự án cơ sở hạ tầng, khoản nợ này sẽ được tính vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp chứ không phải của chính phủ.

Bài toán về hạ tầng luôn khiến các DNNN đau đầu.

Bài toán về hạ tầng luôn khiến các DNNN đau đầu.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các DNNN trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, vốn quen với việc vay vốn dựa trên bảo lãnh của chính phủ, nhận thấy việc vay vốn theo các điều khoản thương mại ban đầu rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là trước hết phải hiểu rõ những thách thức hiện hữu khi một DNNN vay vốn từ một bên cho vay quốc tế.

Donald Lambert, Chuyên gia kinh tế chính về phát triển khu vực tư nhân của ADB đã nêu một số những thách thức phổ biến nhất và giải pháp cho các vấn đề này.

Quản trị doanh nghiệp

Trong bất kỳ tập đoàn nào luôn có sự xung đột lợi ích giữa các cổ đông và các chủ nợ. Các cổ đông muốn tối đa hóa lợi nhuận; còn các chủ nợ muốn được hoàn trả đúng hạn. “Đối với các DNNN, sự đánh đổi này thậm chí còn trở nên phức tạp hơn. Các cổ đông có thể quan tâm tới những kết quả kinh tế - xã hội nhiều hơn cả lợi nhuận hay việc trả nợ, và các hệ thống cũng như cơ chế kiểm soát để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ – chưa kể những cổ đông thiểu số mà lợi ích của họ cũng sẽ khác – thường chưa được phát triển” - Donald Lambert nhấn mạnh.

Sự minh bạch

 

Nếu chủ nợ của các DNNN có bà tiên đỡ đầu và nếu bà tiên đỡ đầu này có thể cho họ một điều ước, điều ước này rất có thể sẽ là Các tiêu chuẩn Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IFRS cung cấp những số liệu mà có thể dễ dàng so sánh giữa các quốc gia, cùng các báo cáo công khai tài chính chi tiết. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các DNNN, bởi vì cổ phiếu của họ thường không được niêm yết, và do vậy báo cáo tài chính của họ không được hỗ trợ thông qua các yêu cầu báo cáo của thị trường chứng khoán. Hơn nữa, DNNN tại một số quốc gia được hưởng lợi từ những cơ chế báo cáo đặc biệt, ít nghiêm ngặt hơn so với các yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân.

1

Năng lực

Lời đồn đại rằng đội ngũ cán bộ của các DNNN thường lười biếng cần phải được cho nghỉ việc. Nhân viên của các doanh nghiệp này thường là các chuyên viên tận tâm với những công việc giúp mang lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, năng lực của DNNN có thể là một trở ngại trong việc tiếp cận các khoản vay quốc tế. Lúc đầu, sự thiếu kinh nghiệm là một hạn chế. Nếu một DNNN chưa từng vay vốn theo các điều khoản thương mại, rõ ràng họ sẽ không biết cần phải làm gì. Thêm vào đó, các giới hạn trần về mức lương có thể ngăn cản họ thuê chuyên gia bên ngoài, điều mà bên vay thương mại lần đầu nên thực hiện. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có kinh nghiệm, các nhà đầu tư quốc tế vẫn có thể nhận thấy quá trình ra quyết định của các DNNN là quá chậm, tới mức gây chán nản.

Giá cả

 

Các DNNN thường cho rằng rủi ro tín dụng của họ thuộc nhóm an toàn nhất ở trong nước và khoe về lịch sử trả nợ hoàn hảo cũng như sự hỗ trợ ngầm từ chính phủ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế vẫn sẽ xem họ là nằm ngoài điểm đầu tư. Rủi ro của quốc gia định hướng cho sự khác biệt này. Chỉ trong những trường hợp ngoại lệ đặc biệt, năng lực trả nợ của một DNNN mới được đánh giá cao hơn so với chủ sở hữu của nó - là chính phủ. Sự khác biệt trong nhận thức này ảnh hưởng tới những kỳ vọng về mức giá. Các DNNN đã quen với việc được chào giá tốt nhất ở trong nước, và có thể nhận thấy báo giá từ các nhà đầu tư quốc tế là quá cao. Sự thiếu liên kết này càng được khuếch đại khi DNNN trước đó chỉ quen với các khoản bảo lãnh của chính phủ và đang vay vốn lần đầu tiên dựa trên sức mạnh từ bảng cân đối kế toán của riêng mình.

Bất cập về đồng tiền

Các khoản vay quốc tế lớn cho các DNNN thường sẽ được định danh bằng đồng đô-la hoặc một đồng tiền mạnh khác. Doanh thu của các DNNN lại thường được tính bằng đồng nội tệ. Các hợp đồng tiền tệ tương lai có thể không tồn tại, hoặc tồn tại với những mức giá không thể chi trả hoặc với kỳ hạn ngắn hơn thời hạn khoản vay. Nói cách khác, bên cho vay quốc tế – người lo ngại về khả năng vỡ nợ của DNNN – chào khoản vay bằng một đồng tiền mà sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ, do DNNN có thể không đủ khả năng mua, tiếp cận hoặc chuyển khoản bằng đồng tiền mạnh cần thiết tại thời điểm trả nợ.

Rủi ro pháp lý

Các DNNN thuộc sở hữu của chính phủ. Các tòa án trong nước được thành lập bởi chính phủ. Sự xung đột lợi ích thực tế hoặc có thể nhận biết này không qua khỏi mắt các nhà đầu tư quốc tế, và họ sẽ thường cố gắng giảm thiểu rủi ro này bằng cách yêu cầu rằng mọi tranh chấp pháp lý phải được giải quyết bởi thẩm quyền tài phán ở nước ngoài. Đây có thể là yêu cầu khó khăn đối với một số DNNN, do chi phí kiện tụng ở nước ngoài có thể rất tốn kém, hoặc do điều này có thể được diễn giải là ngầm thừa nhận rằng hệ thống pháp lý trong nước còn khiếm khuyết.

 

Các công cụ tài chính

Để tiếp cận nguồn vốn quốc tế với các điều khoản vay tốt hơn, rất nhiều DNNN trước tiên phải tiến hành những cải cách thể chế. Những cải cách này có thể mất nhiều tháng tới nhiều năm, trong khi DNNN cần phải huy động vốn ngay tức thì. Về mặt lý thuyết, nhà nước có thể giúp bằng việc hỗ trợ một phần, và hỗ trợ này sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, những công cụ có thể giúp ích – như bảo lãnh tín dụng cho khoản thua lỗ đầu tiên, các quỹ dự phòng, bảo lãnh rủi ro chính trị, khoản vay thứ cấp – chưa được xây dựng. Thiếu những công cụ này, các DNNN buộc phải tiến hành bước chuyển đổi đột ngột, từ chỗ được chính phủ hỗ trợ hoàn toàn sang không còn hỗ trợ gì từ chính phủ.

Tất cả những hạn chế này dường như làm nản chí, nhưng có một tin tốt: Mọi việc sẽ dần trở nên dễ dàng hơn. Với mỗi khoản vay, các DNNN trở nên quen thuộc hơn với kỳ vọng của các nhà đầu tư, và một số kỳ vọng này thậm chí có thể thúc đẩy cải cách tài chính hay hoạt động. Với mỗi khoản vay, các DNNN sẽ xây dựng uy tín (hy vọng là) cao hơn về khả năng trả nợ, và với mỗi khoản vay, các bên cho vay quốc tế sẽ quen thuộc hơn với khách hàng và sẵn lòng đưa ra các điều khoản tốt hơn.

Do vậy, thông điệp ở đây không phải vô nghĩa, mà là các DNNN (và chủ sở hữu của họ) cần tham gia thị trường vốn quốc tế với những kỳ vọng cân bằng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm