Hỗ trợ doanh nghiệp

Cần cơ chế chính sách đặc thù để “đánh thức” kinh tế biên mậu

DNVN - Trong tương lai, Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh An Giang sẽ là nơi giao thoa giữa 2 hành lang kinh tế quan trọng là TP Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – An Giang – Phú Quốc (Kiên Giang) và cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) – Cần Thơ – An Giang kết nối với cao tốc phía Campuchia.

Khu công nghiệp Thái Nguyên và Cục Hải quan Bắc Ninh ký kết quy chế hỗ trợ doanh nghiệp / Hỗ trợ sinh viên mở rộng cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp lớn và quốc tế

Chiều 24/11, tại TP Cần Thơ, trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022, tại phiên thảo luận “Phát triển bền vững”, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức diễn đàn trao đổi chủ đề: “Khai thác và phát triển kinh tế biên mậu”.

n

Các đại biểu tham dự diễn đàn do An Giang tổ chức.

Các diễn giả cùng tham gia diễn đàn có ông Phan Văn Trường - Bí thư thứ Nhất phụ trách thương vụ Việt Nam tại Campuchia (tham dự online từ Campuchia), PGS.TS Hồ Thanh Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, ông Nguyễn Thành Huân - Phó Giám đốc Sở Công Thương An Giang, bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty TNHH Khải Duyên (DN đang kinh doanh tại Campuchia).

Tại diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, trong số 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, có 2 khu tiếp giáp Campuchia là Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) và Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh An Giang. Đây là cơ hội để An Giang được đầu tư đồng bộ hạ tầng phát triển kinh tế biên giới.

Trong tương lai, Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh An Giang sẽ là nơi giao thoa giữa 2 hành lang kinh tế quan trọng là: TP Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – An Giang – Phú Quốc (Kiên Giang) và cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) – Cần Thơ – An Giang kết nối với cao tốc phía Campuchia.

Đến nay, Tập đoàn NovaGroup đã hoàn thành và chuyển giao Đề án Quy hoạch Khu Kinh tế Cửa khẩu Vĩnh Xương cho tỉnh An Giang và Đề án Quy hoạch Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Tháp cho tỉnh Đồng Tháp. Quy hoạch gồm 8 khu chức năng quan trọng trải rộng trên 30.000ha. Quy hoạch này khi kết hợp với hạ tầng giao thông, cơ chế chính sách đặc thù, ưu đãi đầu tư vào kinh tế cửa khẩu sẽ thật sự “đánh thức” kinh tế biên giới, xây dựng vùng biên giới phát triển, trù phú, thay vì chỉ khai thác thương mại biên mậu như lâu nay.

n

Các diễn giả cho rằng kinh tế biên giới có vai trò rất quan trọng đối với Đồng bằng sống Cửu Long.

Tại diễn đàn, các diễn giả cho rằng, kinh tế biên giới có vai trò rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là kết nối vào ASEAN qua cửa ngõ An Giang. Sau chuyến công du của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia đã ký 11 văn kiện hợp tác mới. Đây là cơ hội để khai thác hiệu quả kinh tế biên giới.

Trong hội thảo đã có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần có cơ chế đặc thù để kết nối hạ tầng của 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang vào vùng Đông Nam Bộ (qua tuyến Xuyên Á), TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, trong đó có tuyến cao tốc bên phía Campuchia và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Đồng thời, có cơ chế đặc thù riêng để thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng đồng bộ cho các khu kinh tế biên giới giáp Campuchia, đặc biệt là 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm