Hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của Hợp tác xã nông nghiệp

DNVN - Chiều ngày 22/11, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2021 – 2025.

CIEM kiến nghị bãi bỏ một loạt điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực công thương / Không cải cách thể chế triệt để sẽ khó tạo sức bật cho doanh nghiệp

Với mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% HTXNN vùng ĐBSCL được tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh có từ 3 - 5 mô hình HTXNN áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, kết hợp mô hình kinh tế tuần hoàn để nghiên cứu, học tập và nhân rộng.

n

Các đại biểu đại diện các HTXNN khu vực ĐBSCL dự hội nghị.

Đồng thời, 100% HTXNN trong các lưu vực hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; bình quân các hợp tác xã trong lưu vực tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp từ 10% trở lên. Hình thành các diễn đàn về kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, ĐBSCL là một lợi thế to lớn để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp của vùng bước đầu được chuyển đổi theo hướng áp dụng các biện pháp thích ứng và hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản.

Tuy nhiên, thời gian qua vùng ĐBSCL bị chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH), của nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, của việc suy giảm lượng nước ngọt và chất lượng nguồn phù sa. Dự báo các hiện tượng này ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn dẫn đến thiệt hại kinh tế rất lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và đời sống người dân trong thời gian qua và về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của vùng.

Theo báo cáo, từ khi thực hiện Luật HTX năm 2012, HTXNN vùng ĐBSCL đã có sự phát triển khá tốt. Hiện nay (tính đến hết tháng 10/2022), vùng ĐBSCL có 2.546 HTXNN (chiếm 15% số HTXNN cả nước), tăng 1.379 HTX so với năm 2012 (là vùng có số lượng HTX tăng nhiều nhất). Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả, số lượng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả ngày càng tăng.

 

Trong đó đã có nhiều HTXNN có các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với BĐKH hiệu quả như: Ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp (có 295 HTXNN ứng dụng CNC; áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP); áp dụng các quy trình canh tác bền vững thích ứng với BĐKH; nhiều HTX cũng tích cực chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cây trồng khác để tăng hiệu quả kinh tế hoặc tham gia quá trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nhằm tránh hạn mặn; tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Tại Hội nghị ông Võ Văn Lập - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển – Nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết: Tiền Giang với diện tích tự nhiên là 251.061 ha, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL. Trong đó, có 178.293 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 71,12% tổng diện tích tự nhiên; có hơn 1,5 triệu dân số sống và làm việc ở khu vực nông thôn, là tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa với các loại nông sản, có lợi thế cạnh tranh như lúa, cây ăn quả, rau màu (sầu riêng, vú sữa, xoài cát Hòa Lộc), chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tiền Giang hiện có 183 HTXNN với 43.562 thành viên, xác định được vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, thời gian qua, ngành nông nghiệp tăng cường công tác củng cố, nâng chất, triển khai các chính sách, các chương trình, dự án của ngành để hỗ trợ các HTX xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trồng thích ứng với biến đổi khí hậu như các quy trình kỹ thuật sản xuất chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ thông minh 4.0 vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Khánh Ngọc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm