Cảng Đà Nẵng đầu tư 4 khung cẩu bánh lốp ERTG hiện đại hàng đầu thế giới
Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn nghiêm trọng / Đưa vào hoạt động hai trung tâm điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Đà Nẵng
Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng cho biết, dự án bãi sau cầu 4.5 TS cảng Tiên Sa là một trong những dự án lớn nằm trong chiến lược đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng năm 2024 và các năm tiếp theo, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng của Cảng Đà Nẵng.
4 cẩu khung bánh lốp ERTG vừa được vận chuyển đến bến cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 9/3/2024.
Nhà máy sản xuất cẩu Mitsui Paceco là nhà sản xuất và cung cấp cẩu hàng đầu thế giới. Mitsui E&S có gần 100 năm kinh nghiệm sản xuất và cung cấp cẩu tới các cảng trên toàn cầu, với tổng số cẩu hiện lên gần 2.000 chiếc. Các cẩu đều được sản xuất theo cùng 1 công nghệ, 1 tiêu chuẩn Mitsui.
Cẩu khung bánh lốp ERTG vận hành bằng điện, có hệ số phát thải khí thải rất thấp, bảo đảm thân thiện môi trường và đã được sử dụng tại các cảng ở châu Âu, Mỹ. Việc đầu tư loại cẩu hiện đại này đúng với định hướng phát triển Cảng Đà Nẵng trở thành một cảng xanh, thông minh và hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng cho biết, cẩu khung bánh lốp ERTG được sản xuất, lắp ráp nguyên chiếc tại Nhật Bản. 4 cẩu loại này vừa được vận chuyển tới bến cảng Tiên Sa vào ngày 9/3 để tiến hành lắp đặt; dự kiến sẽ bàn giao cho Cảng Đà Nẵng đưa vào khai thác cuối tháng 3/2024.
Theo ông Lê Quảng Đức – Phó Tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng, năng lực của Cảng ngày càng được nâng cao, trang thiết bị ngày càng đồng bộ, hiện đại nhờ thực hiện quyết liệt công tác chuyển đổi số. Cảng Đà Nẵng được xem là đơn vị đi đầu về công tác chuyển đổi số trong hệ thống cảng biển Việt Nam.
Riêng với bến cảng nước sâu Tiên Sa (nơi đang triển dự án bãi sau cầu 4.5 TS với 4 cẩu khung bánh lốp ERTG đang được lắp đặt) có chiều dài bến 1,7 km gồm 7 cầu cảng, năng lực khai thác 12 triệu tấn/ năm, tàu container 50.000 DWT, tàu khách tới 170,000 GT (LOA 348m).
Theo ông Lê Quảng Đức, năm 2024, mặc dù nền kinh tế Việt Nam nói chung và vùng thị trường Cảng Đà Nẵng nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhưng tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị đều tăng 5% -7% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2024, các chỉ tiêu về doanh thu, lượng hàng qua cảng đều tăng 50 - 60% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu vui cho thị trường Đà Nẵng nói chung, khu vực miền trung và cả nước nói chung, hứa hẹn một năm mới thịnh vượng.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Cảng Đà Nẵng đã liên tiếp đoàn các đoàn đối tác nước ngoài đến thăm và xúc tiến hợp tác kinh doanh. Gần đây nhất là đoàn công tác của Tập đoàn Cảng quốc tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan) đến thăm và làm việc tại Cảng Đà Nẵng ngày 1/3.
Theo ông Supasit Kocharoenyos - Tỉnh trưởng Ubon Ratchathani, Cảng Đà Nẵng là điểm cuối tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây từ Thái Lan ra Biển Đông, rất thuận lợi để các doanh nghiệp tỉnh Ubon Ratchathani tìm hiểu thị trường nhằm kết nối phát triển kinh tế. Lãnh đạo Ubon Ratchathani sẽ là cầu nối tốt đẹp giữa doanh nghiệp của tỉnh với doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, trong đó có Cảng Đà Nẵng nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc