Hỗ trợ doanh nghiệp

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Giải pháp ngắn hạn “3 tại chỗ” như hiện nay không thể kéo dài được

DNVN - Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, các biện pháp cấp bách, có tính chất ngắn hạn “3 tại chỗ” như hiện nay không thể kéo dài được. Trong bối cảnh này nhà nước phải có phương án như thế nào cho thật hợp lý, phải làm sao có đủ vaccine để tiêm cho người lao động, giúp doanh nghiệp yên tâm chống dịch, phát triển sản xuất.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Việt Nam - Hà Lan hợp tác phát triển nền tảng kinh doanh bền vững tại ĐBSCL

Làn sóng dịch thứ 4 diễn biến phức tạp khiến nhiều địa phương phải giãn cách, cách ly xã hội, một lần nữa đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn. Đợt bùng phát dịch thứ 4 tại Việt Nam đã kéo dài nhiều tháng qua, bên cạnh những ngành vẫn làm ăn có lãi, thậm chí tăng trưởng mạnh, ngược lại sức khỏe của một số nhóm doanh nghiệp một lần nữa đặt trong trạng thái báo động.

Trước diễn biến này, cộng đồng doanh nghiệp tại nhiều địa phương đã nỗ lực áp dụng mô hình “3 tại chỗ”. Song, việc thực hiện là vô cùng khó khăn vì điều kiện nhà xưởng, ký túc xá khó đáp ứng và số lượng người lao động quá lớn, chi phí xét nghiệm tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều người do sợ lây bệnh đã không đồng ý ở lại nhà máy.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến"Giải pháp cấp bách & lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng"diễn ra tối ngày 7/8, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, thời gian qua, việc nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh lây lan đã gây ra sự ách tắc lớn cho việc sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa. Việc đóng cửa hiện nay càng kéo dài này sẽ khiến khó khăn cho nên kinh tế ngày càng tăng lên.

Với giải pháp “3 tại chỗ” hay “ cung đường 2 điểm đến” hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ thích hợp cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Theo ông Lộc, nếu giải pháp “3 tại chỗ” trong thời gian lâu dài thì doanh nghiệp không thể chịu đựng được.

“3 tại chỗ nếu áp dụng lâu dài thì không thể chịu nổi. Có hai vấn đề đang diễn ra, đầu tiên là bản thân người lao động không chịu được về mọi mặt như tâm lý lo sợ lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở sản xuất, họ không thể gặp người thân trong gia đình quá lâu. Thứ hai là với doanh nghiệp, chi phí để áp dụng mô hình này như ăn ở, sinh hoạt cũng như xét nghiệm COVID-19 cho người lao động theo định rất lớn”, ông Lộc cho hay.

Trước việc nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như hiện nay, giải pháp để “cứu cánh” đó chính là tiêm chủng vaccine cho người lao động.

Trước việc nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như hiện nay, giải pháp để “cứu cánh” đó chính là tiêm chủng vaccine cho người lao động.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, giải pháp để “cứu cánh” trong tình hình hiện tại đó chính là tiêm chủng vaccine cho người lao động. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine như hiện nay thì phải mất nhiều thời gian thì việc triển khai tiêm vaccine mới triển khai rộng rãi. Và ngay cả việc tiêm chủng đạt đến tỉ lệ 70% dân số thì dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp, doanh nghiệp vẫn phải đóng cửa như thường.

“Hiện nay, một trong những khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là vấn đề tiếp cận vaccine. Hiện tại, ở nhiều doanh nghiệp, mới chỉ một bộ phận nhỏ người lao động tiêm vaccine hoặc thậm chí toàn bộ người lao động chưa được tiêm. Chúng ta đang đứng trong một tình huống mà rất có thể cuộc chiến chống COVID-19 vẫn còn kéo dài. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ về mặt y tế lẫn kinh tế, đòi hỏi Chính phủ cần phải có những giải pháp chiến lược mang tính lâu dài.

Các biện pháp cấp bách, các giải pháp có tính chất ngắn hạn như hiện nay thực tế không thể kéo dài được. Trong bối cảnh này nhà nước phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào cho thật hợp lý, phải làm sao để có đủ vaccine tiểm chủng trong cộng đồng cũng như đảm bảo doanh nghiệp yên tâm chống dịch, phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì chuỗi cung ứng”, ông Lộc nói và cho biêt thêm để quá trình tiêm vaccine diễn ra nhanh chóng, thì doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm nguồn vaccine và “lốp bi” trong việc vận động chính sách.

“Trong thời gian vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã có những tác động vào quá trình này, cũng như tiếp cận công nghệ, tổ chức sản xuất trong việc triển khai sản xuất, tiêm vaccine để cùng nhà sát cánh với nhà nước đẩy lùi dịch bệnh”, Chủ tịch VCCI cho hay.

Nói về mô hình vừa triển khai sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng vừa phòng chống dịch hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian qua, ông Lộc cho rằng cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạọ, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Để tiếp tục hỗ trợ, động viên doanh nghiệp hơn nửa trong mô hình sản xuất an toàn hiện nay, nhà nước cần tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp phát triển hiệu quả.

“Nhà nước nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng thống nhất trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên cả nước, chứ khổng thể nào có chuyện mỗi địa phương áp dụng một kiểu. Thời gian qua doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá đi qua mỗi địa bàn thì chính quyền nơi đó là áp dụng các biện pháp hạn chế khác nhau, quy định không thống nhất và bất hợp lý. Chẳng hạn như mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, trong khi cùng một chuỗi sản xuất thì rất khó xác định cái nào là thiết yếu, cái nào không. Chính những điều này đã cản trở rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp”, ông Lộc nói.

Doanh nghiệp lo khó duy trì '3 tại chỗ'

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh Chu Tiến Dũng cho biết, hiện nay, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” hay “1 cùng đường, 2 điểm đến” với rất nhiều khó khăn thách thức mà doanh nghiệp chưa bao giờ phải đối mặt.

Theo ông Chu Tiến Dũng, khó khăn lớn nhất hiện nay trong triển khai mô hình sản xuất “3 tại chỗ” là bố trí mặt bằng về ăn nghỉ; hạ tầng cho người sinh sống tại nhà máy; bố trí ăn, ở, nấu nướng đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiện nay chi có quy mô đạt từ 30%-40% lao động tham gia. Đồng thời, chuỗi cung ứng, kho bãi, hệ sinh thái sản xuất đang bị đứt gãy nghiêm trọng vì không đồng bộ, các phương tiện vận tải lưu thông hàng hóa mỗi địa phương có quy định kiểm soát khác nhau làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, toàn ngành đang có cơ hội rất lớn về đơn hàng khi các doanh nghiệp đã nhận đơn đến cuối năm nay, thâm chí sang đến năm 2022. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đã khiến hàng loạt nhà máy đóng cửa, nhiều đơn hàng của đối tác đã bị chuyển sang nước thứ 3. Không chỉ vậy, nguy cơ bị rút đơn hàng hoặc bị phạt vì không đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng là rất cao.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm