Việt Nam - Hà Lan hợp tác phát triển nền tảng kinh doanh bền vững tại ĐBSCL
VASEP tha thiết xin Thủ tướng ưu tiên tiêm vaccine cho lao động tại các nhà máy “3 tại chỗ” / Xây dựng chính sách hỗ trợ thuế giúp doanh nghiệp vượt khó giữa đại dịch COVID-19
Lễ ký kết này là một bước cụ thể hóa kế hoạch phối hợp và và đẩy nhanh quá trình thực hiện những cam kết đã được nêu rõ trong Ý định thư về việc xây dựng Nền tảng Kinh doanh bền vững giữa Hà Lan và Việt Nam tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào đầu năm 2021.
Nền tảng kinh doanh được thành lập với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh doanh của vùng ĐBSCL, tập trung vào các lĩnh vực quản lý nước bền vững, công nghệ nước dành cho nông nghiệp và tiếp vận hậu cần bền vững; xác định các cơ hội kinh doanh ở ĐBSCL và nhu cầu của Việt Nam và Hà Lan; kết nối mạng lưới khu vực kinh tế tư nhân và các viện tri thức; phát triển quan hệ đối tác công tư, tìm cách kết nối các khả năng tài trợ cũng như kết nối giữa các tổ chức và nhà đầu tư; Kết nối chặt chẽ với Chương trình chuyển đổi nông nghiệp tại ĐBSCL.
Ông Nguyễn Phương Lam (góc trái bên dưới) và bà Elsbeth Akkerman, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (góc phải trên) cùng các đối tác tại buổi ký kết trực tuyến.
Các nội dung chính của chương gồm: nghiên cứu tiềm năng đầu tư và kinh doanh tại vùng ĐBSCL dành cho nhà đầu tư và doanh nghiệp Hà Lan; trao đổi và phổ biến thông tin thị trường ĐBSCL đến đối tác Hà Lan và ngược lại.
Các đối tác Hà Lan sẽ tham gia vào Diễn đàn Kinh tế ĐBSCL kết hợp tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam tại ĐBSCL; chuyên gia Hà Lan tham gia đóng góp quá trình nghiên cứu Báo cáo Kinh tế thường niên vùng ĐBSCL 2021 của VCCI Cần Thơ; hỗ trợ tiếp cận các chương trình đào tạo, quỹ đầu tư của Hà Lan cho Mạng lưới doanh nghiệp thích ứng vùng ĐBSCL do VCCI Cần Thơ thành lập: Tổ chức Hội thảo liên quan về mô hình chuyển đổi nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và những thách thức, khó khăn của nền nông nghiệp Việt Nam...
Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ trong đã ký kết vào văn bản hợp tác.
Theo VCCI Cần Thơ, ĐBSCL chiếm 12% diện tích cả nước, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, với sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan khiến sản xuất nông nghiệp bị nhiều ảnh hưởng.
Để phát triển nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với những thay đổi về điều kiện tự nhiên và thị trường thì cần tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với tài nguyên, con người, tiến bộ khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ và biến bất lợi thành lợi thế.
Trong Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ đã đặt ra mục tiêu chính là rà soát, sửa đổi các chiến lược và định hướng nền nông nghiệp hiện có cho toàn bộ vùng nhằm nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm hiện có, phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững và có sức cạnh tranh cao.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hà Lan là đối tác chiến lược với Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực từ năm 2014 (SPA Nông nghiệp). Trong quan hệ kinh tế, đây là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam tại EU và và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của EU tại Việt Nam. Hà Lan cũng ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán và thông qua Hiệp định EVFTA, tạo ra một cơ hội phát triển mới giữa Việt Nam và EU, trong đó có Hà Lan.
Ngoài ra, 2 bên cũng là đối tác chiến lược trong lĩnh vực Nước và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thể hiện tham vọng của hai nước cùng hợp tác trao đổi kiến thức và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát lũ lụt, thực phẩm và hệ sinh thái, cấp nước, xử lý nước thải và quản lý nước từ năm 2010.
Với mối quan hệ tốt đẹp này, để phát huy các tiềm năng hợp tác sẵn có và nâng cao vị thế thương mại giữa hai quốc gia, tận dụng tối đa lợi thế Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm của Vương quốc Hà Lan cùng các bên có liên quan sáng kiến thành lập “Nền tảng Kinh doanh Việt Nam - Hà Lan vùng ĐBSCL”. Đây là nền tảng quan trọng giúp ĐBSCL của Việt Nam chuyển đổi nông nghiệp một cách hiệu quả trong thời gian tới, đặc biệt là quản lý nguồn nước và các công nghệ liên quan đến phát triển nông nghiệp, trong đó vai trò khu vực kinh tế tư nhân được quan tâm nhiều hơn trong quá trình hợp tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc