Đà Nẵng: Gỡ vướng thủ tục quy hoạch, đất đai cho một số dự án
Đà Nẵng tiếp tục cho học sinh nghỉ học do mưa bão / Đà Nẵng: Tiếp tục thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học do mưa lớn
Theo Sở KH&ĐT Đà Nẵng, từ ngày 1/1 – 15/10/2023, TP đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin với tổng vốn gần 41.000 tỷ đồng, tăng hơn 500% so cùng kỳ 2022; trong các KCN, khu CNC, khu CNTT gần 1.330 tỷ đồng, đạt gần 38% so cùng kỳ 2022. Đồng thời thu hút gần 177 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đạt 135% so cùng kỳ 2022.
Phó Giám đốc Sở KHĐT Đà Nẵng Lê Minh Tường thông tin tại buổi họp báo chiều ngày 25/10 của UBND TP Đà Nẵng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2023 của UBND TP Đà Nẵng chiều ngày 25/10, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Minh Tường cho biết, đầu tư trong nước trên địa bàn đang gặp khó khăn về nguồn vốn triển khai dự án; hầu hết các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thủ tục quy hoạch, đất đai.
“Hiện nay, TP Đà Nẵng đang trình các cấp Trung ương tháo gỡ các dự án để khơi thông nguồn lực. TP cũng chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì triển khai, sớm hoàn thiện công tác quy hoạch; Sở TNMT tích cực tham mưu tháo gỡ thủ tục đất đai; Sở KH&ĐT tích cực hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục; tổng hợp, tham mưu UBND TP về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư và các chính sách hỗ trợ DN”, ông Lê Minh Tường cho biết.
Về thu hút vốn FDI, lãnh đạo Sở KHĐT Đà Nẵng ghi nhận đang có chuyển biến tích cực (tính từ ngày 1/1 – 15/10/2023 đạt gần 177 triệu USD so với gần 131 triệu USD cùng kỳ năm 2023), tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do tình hình chính trị - kinh tế thế giới phức tạp, kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái. Phần lớn các dự án đầu tư mới có số vốn và quy mô nhỏ.
Nhiều dự án đầu tư trong nước tại Đà Nẵng đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan các thủ tục quy hoạch, đất đai.
Phần lớn DN tạm ngừng kinh doanh, giải thể ở quy mô nhỏ; lĩnh vực hoạt động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành: buôn bán, bán lẻ; xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú, ăn uống; tư vấn, thiết kế, quảng cáo; các dịch vụ khác.
“Khó khăn về dòng tiền do nguồn vốn cạn kiệt, khó tiếp cận vốn, sức ép lạm phát, tăng chi phí sản xuất… đang ảnh hưởng không nhỏ tới việc các DN duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn cung khan hiếm, nguồn cầu sụt giảm đã đẩy nhiều DN vào khó khăn, nhất là DN phụ thuộc xuất khẩu và nhập khẩu; DN nhỏ lệ thuộc phần lớn vào vốn vay”, ông Lê Minh Tường thông tin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc