Doanh nghiệp cần chiến lược mới
Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại hay "chết yểu"? / Công bố danh sách 5 doanh nghiệp được phép cho thuê lại lao động
Khả năng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp còn hạn chế |
Xuất phát điểm thấp
Ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - cho biết, cuối năm 2017, đầu năm 2018, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ sẵn sàng trong tiếp cận với cuộc CMCN 4.0 đối với các DN sản xuất ngành Công Thương. Kết quả cho thấy, DN hiện nay đang ở xuất phát điểm thấp trong tiếp cận với cuộc CMCN 4.0. Điều này thể hiện ở các điểm mấu chốt sau: Khả năng số hóa dữ liệu, kết nối dữ liệu trong nội bộ DN cũng như giữa DN và các đối tác trong chuỗi còn rất hạn chế, dẫn đến khả năng tự vận hành theo thay đổi, tự động quản trị của DN rất thấp, chỉ ở mức 2% (phạm vi toàn DN) và 11 - 12% (các khu vực riêng lẻ trong DN).
Bên cạnh đó, DN gần như chưa có các sản phẩm thông minh (sản phẩm được tích hợp thêm các tính năng về công nghệ thông tin, công nghệ số… ) để tiến hành thu thập dữ liệu của sản phẩm, khách hàng tiêu thụ sản phẩm; từ đó phát triển các dịch vụ/mô hình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu.
Các mô hình quản trị DN dựa trên dữ liệu có tỷ lệ áp dụng rất hạn chế, chỉ ở mức trên dưới 5%. Ví dụ như hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), hệ thống thiết lập kế hoạch sản xuất (PPS), quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM)… đều có mức độ áp dụng chỉ ở mức 2 - 3%... Mức độ ứng dụng các công nghệ chủ yếu từ cuộc CMCN 4.0 của DN sản xuất công nghiệp rất hạn chế, ví dụ như công nghệ in 3D, nhận dạng bằng sóng vô tuyến, bigdata chỉ ở mức 2%; 3% với trí tuệ nhân tạo, định vị thời gian thực…
Nâng cao năng lực tiếp cận
Để nâng cao năng lực tiếp cận và nắm bắt tốt nhất các cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, ông Trần Việt Hòa cho rằng, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước, cần có sự chủ động từ phía DN. Cụ thể, cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển DN dựa trên nền tảng của CMCN 4.0. Chiến lược 4.0 phải trở thành một phần trong chiến lược phát triển của DN. Ngoài ra, đầu tư cho khoa học và công nghệ phải là một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư của DN.
Tiếp sau việc hình thành chiến lược tiếp cận, DN cần tập trung, đầu tư nâng cao khả năng kết nối thiết bị với thiết bị. Điểm yếu nhất của các DN hiện nay là 70% DN có thiết bị không thể kiểm soát bằng công nghệ thông tin và kết nối với thiết bị khác, 75% không có mô hình kỹ thuật số nào. Yêu cầu về vận hành thông minh và phát triển dịch vụ dựa vào dữ liệu là những bước đi tiếp theo của DN.
"Để nâng cao mức độ sẵn sàng, DN cần ưu tiên thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, sớm tập trung phát triển sản phẩm thông minh với việc bổ sung chức năng/tính năng thu thập thông tin bán hàng, thông tin người dùng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển các dịch vụ dựa trên dữ liệu" - ông Trần Việt Hòa nói.
Đối với người lao động, DN cần ưu tiên đào tạo bổ sung các kỹ năng phù hợp với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0… |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc