Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp khát nhân lực, sinh viên vẫn thất nghiệp, vì sao?

(DNVN) - Chương trình đào tạo dạy học dày đặc dẫn đến việc nhồi nhét kiến thức kinh nghiệm và quy trình sản suất có sẵn, là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên mất hứng thú học tập và không đủ khả năng tư duy sáng tạo sau khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 'khó bơi' khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu / Tăng cường bảo mật và quản lý tập trung cho DN Việt dựa theo công nghệ Hàn Quốc

Sinh viên khó xin đáp ứng nhu cầu việc làm của DN

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT, Việt Nam hiện nay có 235 đại học và 1,76 triệu sinh viên. Với dân số hiện nay là 96 triệu thì Việt Nam đang ở mức 181 sinh viên/10 ngàn dân số, chiếm 1,81% dân số.

Riêng tại TP.HCM, có ít nhất 60 ngành đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế, trong đó chuẩn kiểm định khu vực ASEAN là ưu tiên. Tập trung 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nhóm các ngành công nghiệp phụ trợ và 9 ngành dịch vụ chủ yếu.

chuyên ngành dày đặc dẫn đến việc nhồi nhét kiến thức kinh nghiệm và quy trình sản suất có sẵn, là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên mất hứng thú học tập và không đủ năng lực nhận thức độc lập, và tư duy sáng tạo sau khi tốt nghiệp

Chuyên ngành dày đặc dẫn đến việc nhồi nhét kiến thức đã kìm hãm tư duy sáng tạo của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Ảnh: TL)

Tuy nhiên, các chương trình đào tạo hiện nay cho dù được công nhận đạt chuẩn kiểm định khu vực ASEAN, hay quốc tế cũng không thật sự đạt chất lượng phục vụ mục tiêu đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM và cả nước.

Theo PGS Nguyễn Thiện Tống - Kiều bào Mỹ - Chủ nhiêm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường ĐH. Bách khoa TP.HCM nhận định, hiện nay, chương trình đào tạo với những môn, chuyên ngành dày đặc dẫn đến việc nhồi nhét kiến thức kinh nghiệm và quy trình sản suất có sẵn, là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên mất hứng thú học tập và không đủ năng lực nhận thức độc lập, và tư duy sáng tạo sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật của nước ta quá lạc hậu so với chương trình đào tạo ở các tiên tiến. Điều này sẽ khiến sinh viên ra trường không thật sự đạt chất lượng cho các ngành công nghiệp, doanh nghiệp trọng yếu trên địa bàn cũng như cả nước.

Điều này sẽ khiến sinh viên ra trường không thật sự đạt chất lượng cho các ngành công nghiệp, doanh nghiẹp trọng yếu trên địa bàn cũng như cả nước.

Thiếu tư duy sáng tạo sẽ khiến sinh viên ra trường không thật sự đạt chất lượng cho các ngành công nghiệp, doanh nghiệp trọng yếu trên địa bàn (Ảnh: TL)

 

Trước những thực trạng trên, PGS Nguyễn Thiện Tống kiến nghị, để giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo không nên hướng vào từng chuyên ngành quá hẹp mà phải theo mô hình ngành rộng, sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự đào tạo, để chuyên môn hóa thêm dần trong quá trình làm việc.

"Mặt khác cần xây dựng các chương trình bằng giữa các ngành khoa học kỹ thuật và các ngành kinh tế, để đào tạo nhân lực trình độ cao cho những vùng giao giữa các ngành công nghiệp trọng yếu của địa phương và cả nước", PGS Nguyễn Thiện Tống nói.

Cần học hỏi mô hình dạy học của nước phát triển

Theo các chuyên gia, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP thì sự hợp tác, liên kết giữa các trường đại học ở các nước khác nhau là điều không thể thiếu. Đây dù không phải là một mô hình mới, tuy nhiên, hợp tác thế nào, quá trình cùng đào tạo hay hợp tác ra sao cho hiệu quả và mang lại lợi ích nhiều nhất, thực chất nhất cho sinh viên, người học lại là vấn đề mà nhiều trường cần phải xem xét.

 

"Hiện nay, tại trường đại học Incheonn- Hàn Quốc đã phát triển mô hình hợp tác với các đối tác nước ngoài là các trường cao đẳng, địa học trong việc mở phân viện đào. Các phân viện này được thành lập trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tế của các trường đại học tại khu vực đó", ông Nguyễn Trung Kiên - kiều bào Hàn Quốc cho biết.

Hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 29/11/2018 thu hút sự quan tâm của nhiều kiều bào

Hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM” thu hút sự quan tâm của nhiều kiều bào (Ảnh: ĐL)

GS.TS Đặng Lương Mô - Kiều bào Nhật Bản – GS Đại học Hoise Tokyo cho rằng, ở Nhật Bản, cụm từ ‘mua lúa non’ thường dùng cho vấn đề doanh nghiệp lựa chọn trước những sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc dự định sẽ tốt nghiệp để những sinh viên này sẽ vào làm cho doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

 

Thông thường, theo sự thỏa thuận giữa các tổ chức doanh nghiệp với liên hiệp các trường đại học, cao đẳng, thì việc ‘mua lúa non’ như vậy chỉ được công khai hóa với những sinh viên đang theo học năm cuối cùng. Nhưng, trước tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng của nền kinh tế Nhật Bản, hoạt động ‘mua lúa non’ đã lan tỏa tới sinh viên trẻ hơn nữa.

GS.TS Đặng Lương Mô nhìn nhận, Việt Nam có một lượng sinh viên đại học và đào tạo ra một lượng cử nhân/kỹ sư và thạc sĩ có lẽ là gấp nhiều lần nhu cầu, nên mới xảy ra tình trạng tốt nghiệp đại học, thậm chí thạc sĩ rồi mà vẫn không có việc làm hoặc phải làm những việc không đúng chuyên môn. Thêm nữa, số lượng đào tạo nguồn nhân lực ở mức cao như đại học cần phải cân xứng với quy mô của nền kinh tế.

Mới đây, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TPHCM”. Gần 80 giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu kiều bào đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến liên quan vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục gắn với việc thực hiện 7 chương trình đột phá và cơ chế đặc thù của TP giai đoạn 2016 – 2020.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận xoay quanh các vấn đề về đẩy mạnh việc thực hiện chuẩn hóa công tác đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; chú trọng nội dung, chất lượng giáo dục đào tạo; góp ý cho sinh viên trong việc học tập, rèn luyện thể chất; định hướng giải quyết vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm phù hợp ngành nghề đào tạo trong giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng…

 



Văn Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm