Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 'khó bơi' khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

(DNVN) - Khi tham gia các hiệp định thương mại sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ "khó bơi" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phiên gọi vốn hấp dẫn của các startup Việt cho các dự án ngàn đô / Thanh Hóa: Thủy điện Cẩm Thủy 1 tích nước, nhấn chìm tài sản doanh nghiệp khác

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp xuất khẩu của đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 240 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 và tăng trưởng từ 10%-12% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo số liệu thống kê, tính chung 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt tăng 14,2%, hơn 200 tỷ USD so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 143 tỷ USD, tăng hơn 13%, khu vực trong nước đạt gần 57 tỷ USD, tăng gần 17%. Các ngành hàng như điện thoại và linh kiện, dệt may, điện tử, máy tính, linh kiện, thủy sản, rau quả, cà phê, gạo... đạt mức tăng trưởng mạnh so với vùng kỳ năm trước.

 hình xuất khẩu của Việt Nam đang đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại (Ảnh: TL)

Ông Võ Tân Thành, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt Hiệp định thương mại tự do FTA sẽ được ký kết giữa Việt Nam với các đối tác lớn như CPTPP và EU. "Đây là những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc mở rộng thị phần xuất khẩu của mình sang các đối tác lớn ở nước ngoài. Theo thống kê mới nhất trong 11 tháng của năm 2018 thì nước ta đã xuất siêu mạnh với khoảng 64 tỷ USD", ông Thành cho biết.

Ông Thành cho rằng, để duy trì mức tăng trưởng này thì việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi cung ứng thì phải cải tiến để nâng cao được chất lượng.

"Bởi vì khi tham gia vào chuỗi thì họ yêu cầu về chất lượng rất cao, nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng thì rất khó tham gia. Ngoài chất lượng thì giá cả phải cạnh tranh và thời gian giao hàng phải đảm bảo", ông Thành nói.

Về điều này, ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM cho rằng, hHệp định CPTPP sẽ là nền tảng để cho các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương cùng tham gia có lợi. Ngoài ra, việc ký kết FTA giữa Việt Nam và EU dự kiến thực thi vào năm 2019 sẽ thúc đẩy nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng mạnh.

 

"Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt, cho nên các doanh nghiệp cần tận dụng hết sức sự hiểu quả của Hiệp định FTA mang lại", ông Takimoto Koji nói.

DN nhỏ và vừa "khó bơi" vì yếu nhân lực, công nghệ

Tuy tham gia các hiệp định thương mại sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam rất "khó bơi" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cụ thể, ông Ron Ashkin – Giám đốc dự án Link SME cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn với 98% tổng số doanh nghiệp. Tuy nhiên, về đóng góp của tổng sản phẩm nội địa thì số lượng này chỉ chiếm 45%, hiện các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là do các doanh nghiệp FDI tham gia với tỉ lệ chiếm hơn 70%.

theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam rất "khó bơi" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam rất "khó bơi" trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh: ĐL)

 

"Điều này cho thấy phần lớn doanh nghiệp FDI gia nhập vào thị trường quốc tế. Còn các doanh nghiệp MSE thì vẫn còn là một nổ lực lớn, bởi các doanh nghiệp SME hiện vẫn chưa có chuỗi cung ứng, không có năng suất cao, công nghệ, kinh nghiệm, nhân lực yếu... để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu", ông ông Ron Ashkin nói.

Để khắc phục được điều này, ông Ron Ashkin cho rằng, các doanh nghiệp SME cần nhận biết năng lực mình đang ở đâu, ưu điểm và nhược điểm mình là gì, khách hàng đang cần gì và kar năng đáp ứng hàng hóa cho đối tác là như thế nào... Hơn nửa, các doanh nghiệp cần ưu tiên việc cần làm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Nói về năng lực của doanh nghiệp Việt trong "guồng quay" của chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Tô Chí Bình - Công ty Bee Logistics cho biết, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đang có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ.

"Doanh nghiệp Việt hiện chỉ phục vụ được 25% đối với như cầu xuất khẩu của Việt Nam, số còn lại là của doanh nghiệp nước ngoài. Không những thế, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn thiếu đồng bộ, thiếu sáng tạo, chậm đổi mới. Chính điều này đã làm giảm niềm tin của đối tác", ông Tô Chí Bình chỉ rõ.

 

Theo nhiều chuyên gia, để tham gia được chuỗi giá trị này doanh nghiệp phải xác định năng lực của mình (Ảnh: TL)

Theo nhiều chuyên gia, để tham gia được chuỗi giá trị này doanh nghiệp phải xác định năng lực của mình (Ảnh: TL)

Theo ông Bình, để khác phục những tồn tại đó và muốn gia nhập và chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp cần hiểu và vận hành các hoạt động logistics một cách trơn tru. Khi đó sẽ đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tận dụng được mọi lợi thế trong kinh doanh trước các đối thủ khác trên thị trường.

Theo nhiều chuyên gia, để tham gia được chuỗi giá trị này doanh nghiệp phải xác định năng lực của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Sự hỗ trợ đó là hệ thống tín dụng, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính… Bộ ngành, chức năng cần tăng cường kết nối các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi, cập nhật cơ hội, thách thức từ xung đột thương mại toàn cầu, các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như bảo hiểm, kiểm định hàng hóa, thông tin doanh nghiệp…

 

Ngày 28/11, tại TP.HCM diễn ra Diễn đàn xuất khẩu Việt Nam với chủ đề: "Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu” do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tài TPHCM và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM tổ chức.

Sự kiện có sự tham dự của khoảng 250 đại biểu là đại diện các Bộ, ban ngành, Viện nghiên cứu trung ương và địa phương; lãnh đạo các tỉnh thành, địa phương, Sở Công Thương các tỉnh, Trung tâm xúc tiến thương mại; Đại diện các Đại sứ quán các nước, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam như JETRO, Amcham, EuroCham, JCCH, KoCham, AusCham….

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm