Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp kiến nghị lùi thời gian thu phí cảng biển tại TP.HCM sang năm 2022 

DNVN - Vệc lùi thời gian thu phí cảng biển sang năm 2022 sẽ phần nào giảm bớt áp lực, khó khăn về tài chính vận hành các chuỗi cung ứng của DN trước tác động kéo dài của dịch Covid-19. Ngoài ra còn kịp thời hỗ trợ các DN phát triển đúng với chủ trương đẩy mạnh phát triển logistics, bảo đảm lợi ích của quốc gia.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hàng trăm tấn hải sản không có người mua, ngư dân như "ngồi trên đống lửa" / Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng máy móc công nghệ

Thành phố đề nghị lùi 3 tháng

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP.HCM, kiến nghị dời thời gian áp dụng việc thu mức phí tăng từ 0h ngày 1/7 sang 0h ngày 1/10.

Về lý do điều chỉnh, UBND TP.HCM cho biết, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạm ngừng, đời sống người lao động và người có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn.

TP.HCM cũng đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống, dịch. Do đó, việc điều chỉnh thời gian thu phí như trên sẽ tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

UBND TP.HCM đề nghị hoãn thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/7/2021 sang 1/10/2021.

UBND TP.HCM đề nghị hoãn thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1/7/2021 sang 1/10/2021.

UBND TP.HCM cho biết thêm, thời gian lùi thu phí 3 tháng trong bối cảnh chưa thể tiêm vắc xin Covid-19 toàn dân, đợt dịch bùng phát tháng 4/2021 có thể kéo dài đến tháng 7. Do đó, mốc thời gian 3 tháng này được dựa trên kịch bản dịch Covid-19 có thể cơ bản được khống chế vào khoảng tháng 7, các doanh nghiệp có khả năng phục hồi trong 2 tháng tiếp theo. Có thể nói, việc điều chỉnh thời gian thu phí như trên sẽ tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Cũng theo tính toán của UBND TP.HCM, số thu dự kiến trong 3 tháng thực hiện hoãn áp dụng mức phí tăng là 727 tỷ đồng. Khoản thu này được xem như là một khoản chi phí hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Doanh nghiệp kiến nghị lùi 1 năm

Liên quan đến việc thu phí hạ tầng cảng biển, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) vừa có văn bản số 58/VPHH gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM đề nghị sửa đổi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển sang năm 2022.

Hiệp hội VLA cho biết, ngày 15/6, Sở GTVT TP.HCM có công văn số 6176/SGTVT-TC về việc góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung Khoản 5, Điều 1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM về ban hành thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn. Dự thảo đề xuất lùi thời gian thu phí cảng biển từ 0h ngày 1/10, thay vì từ 0h ngày 1/7 theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND.

Về vấn đề này, Hiệp hội VLA nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung về thời gian thu phí. Căn cứ thực tế, VLA cho biết hầu hết doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động của dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay. Do vậy, cho đến sau khi dịch bệnh kết thúc, các doanh nghiệp vẫn mong muốn không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào để tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện mục tiêu “kép” vừa bảo đảm phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch hiệu quả, “các khoản phí tăng thêm sẽ trở thành rào cản cho doanh nghiệp Việt Nam, qua đó giảm năng lực cạnh tranh quốc tế trong hoạt động kinh doanh”, Hiệp hội VLA nêu rõ.

Do đó, Hiệp hội VLA đề xuất nên sửa đổi thời gian thu phí “từ 0 giờ ngày 1/7/2022” thay vì “từ 0 giờ ngày 1/10/2021” như trong Dự thảo của Sở GTVT TP.HCM.

Các DN cho biết, việc lùi thời gian thu phí cảng biển sang năm 2022 sẽ phần nào giảm bớt áp lực, khó khăn về tài chính vận hành các chuỗi cung ứng của DN trước tác động kéo dài của dịch Covid-19

Việc lùi thời gian thu phí cảng biển sang năm 2022 sẽ phần nào giảm bớt áp lực, khó khăn về tài chính của DN.

Theo VLA, việc lùi thời gian thu phí cảng biển sang năm 2022 sẽ phần nào giảm bớt áp lực, khó khăn về tài chính vận hành các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trước tác động kéo dài của dịch Covid-19; Kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ổn định, phát triển đúng với chủ trương đẩy mạnh phát triển logistics, bảo đảm lợi ích của quốc gia và của doanh nghiệp Việt Nam.

Trước đó, các doanh nghiệp thủy sản cũng kiến nghị TP.HCM lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển. Theo các doanh nghiệp, hiện nay, hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu đang tập trung tại các cảng biển của TP.HCM, các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung.

Theo các doanh nghiệp quy định thu phí mới này của TP.HCM sẽ gia tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp của Việt Nam đang phải vật lộn khó khăn do khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh Covid- 19 đang bùng phát khắp toàn cầu.

VASEP đã gửi công văn tới Bộ Tư pháp đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19, trong đó kiến nghị Bộ báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với HĐND và UBND TP.HCM để xem xét không thu các loại phí đã nêu, ít nhất là cho đến hết 31/12/2021.

Đồng thời, kiến nghị TP.HCM cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu, chi và chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào, không sử dụng ngân sách thu từ các khoản này vào các hoạt động, các công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại các cảng biển của các doanh nghiệp.

Tháng 12/2020, HĐND TP.HCM đã có Nghị quyết về ban hành mức thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng thu phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu; hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM.

Về mức thu phí, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu: Loại xe container 20 feet là 2,2 triệu đồng/container; xe container 40 feet là 4,4 triệu đồng/container; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 50.000 đồng/tấn.

Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu: Hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, xe container 20 feet là 500.000 đồng/container; xe container 40 feet là 1 triệu đồng/container; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 30.000 đồng/tấn...

Sở GTVT TP.HCM ước tính, khoản thu phí hạ tầng cảng biển mỗi năm sẽ đạt khoảng 3.000 tỉ đồng để đầu tư, mở rộng các tuyến đường vào cảng.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm