Doanh nghiệp vẫn chờ... Nhà nước 'tiếp sức'
Doanh nghiệp nhỏ tìm ‘thần chú’ hoá giải khó khăn / Chuyển giá trốn tránh thuế bao giờ hết đất sống
Tại Diễn đàn kinh tế 2021: Điểm tựa phục hồi và phát triển kinh tế diễn ra vào chiều ngày 24/11, nhiều doanh nghiệp phản ánh khó khănnhấtđang gặp phải là thủ tục hành chính còn phiền hà, nhiêu khê đã đẩy doanh nghiệp (DN) vào thế đã khó lại càng khó.
Doanh nghiệp sợ 'thủ tục sáng nắng, chiều mưa'
Dịch COVID-19 xảy đến, dù ngành dược được đánh giá là ít ảnh hưởng nhưng DN vẫn gặp phải khó khăn. Bà Vũ Thị Thuận – Chủ tịch HĐQT Traphaco chia sẻ, người tiêu dùng chỉ mua thuốc thiết yếu, trong khi doanh số thuốc phòng bệnh giảm đi rất nhiều. COVID-19 ví như cuộc "đại hồng thủy" tác động lên cộng đồng DN.
Doanh nghiệp cần Chính phủ sớm triển khai gói hỗ trợ lần thứ 2. |
Theo Chủ tịch Traphaco, để vượt qua khó khăn, DN chắc chắn phải nỗ lực. Tuy nhiên, điều DN mong muốn là Nhà nước cho DN một môi trường kinh doanh lành mạnh, không cản trở.
Hiện nay, ngành dược là ngành kinh doanh có điều kiện rất khắt khe. DN muốn được sản xuất, phân phối thuốc thì bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, qua vụ VN Pharma vừa qua đã khiến nhiều DN ngành dược bị liên lụy khi chịu sự quản lý khắt khe hơn.
Theo đó, để cộng đồng DN vượt qua khó khăn, đại diện Traphaco mong muốn: Nhà nước cần hành động nhanh, có trách nhiệm và vì DN. "Chỉ riêng dịch COVID-19 đã quá khổ rồi, nên Nhà nước cố gắng đừng tạo thêm rào cản cho DN nữa", bà Thuận nói.
Còn với DN, Chủ tịch Traphaconhắn nhủ phải chủ động, tăng khả năng "miễn dịch" của mình trước dịch COVID-19, trước các cú sốc. Vấn đề chính vẫn là "sức đề kháng" của DN trước bất cứ một khó khăn nào.
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) TP. Hà Nội cho biết, các DN CNHT đang cố gắng phục hồi sản xuất kinh doanh với mong muốn "đặt chân" vào chuỗi cung ứng toàn cầu đang sắp xếp lại. Tuy nhiên, DN cần điểm tựa của Nhà nước.
Để thúc đẩy ngành CNHT phát triển, cần giảm chi phí bốc xếp hàng hóa, lưu kho, vận chuyển; cải thiện thủ tục hành chính. Môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng, nhất quán, ổn định, dự đoán được, từ tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi.
Liên quan tới thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch HĐQT Công ty IQLinks - doanh nhân Việt kiều Canada, nhìn nhận Việt Nam đang có chính sách thu hút "đại bàng" đầu tư nhưng cũng cần phải hiểu rằng "đại bàng" vào có đông hay không là do chính sách, thể chế của chúng ta.
Từ thực tế gặp phải, ông Bắc cho biết, hiện nay một Việt kiều muốn đầu tư vào Việt Nam đang phải thực hiện nhiều thủ tục vô cùng khó khăn, nhiêu khê. Do vậy, Việt Nam cần cơ chế chính sách tốt hơn nữa nhằm xây dựng một lộ trình không những tháo gỡ rào cản cho DN trong nước, mà còn với các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư là Việt kiều.
Về ứng dụng công nghệ 4.0 cần có phân tích cụ thể để hướng dẫn DN thực hiện. Muốn đất nước phát triển cần huy động các nguồn lực, muốn vậy thể chế và pháp luật là quan trọng nhất, không thể "sáng nắng, chiều mưa".
Sớm triển khai gói hỗ trợ lần 2
Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, dịch COVID-19 đặt ra vấn đề làm thế nào để DN Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển trên thế giới. Điều tra cho thấy DN Việt Nam đang chịu tác động rất nặng nề từ đại dịch COVID-19, không ít DN hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, dường như những chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa tới được với DN. Gói hỗ trợ lần thứ nhất được ban hành từ rất sớm nhưng đến nay số DN nhận được hỗ trợ rất ít. Như vậy là chưa đạt được như kỳ vọng.
Hiện nay, gói hỗ trợ lần thứ hai vẫn đang nghiên cứu, cần phải đẩy mạnh để gói này sớm được ban hành. Theo đó, gói hỗ trợ lần thứ hai cần kéo dài sang năm 2021, bao phủ tất cả các lĩnh vực - nơi chịu tác động lớn nhất hoặc có tiềm năng trỗi dậy. Gói hỗ trợ lần thứ hai phải gắn vượt khó với tái cấu trúc DN theo xu hướng của thế giới.
Còn với DN, ông Thành lưu ý cần phải quản trị tốt rủi ro bất định, vì không ai dự báo được trong thời gian tới nền kinh tế còn sẽ chịu tác động từ những nhân tố nào khác.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn vì dịch COVID-19, Việt Nam vẫn đang là điểm sáng hiếm hoi về tăng trưởng kinh tế. "Bếp lửa" của nền kinh tế Việt Nam vẫn đỏ lửa, sáng đèn. "3 chân kiềng" của nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững, đó là đổi mới thể chế, hội nhập, chuyển đổi số đang được thực thi, thúc đẩy. Đây là động lực tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy vậy, Chủ tịch VCCI cũng nhìn nhận, DN Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khiến quá trình phục hồi diễn ra chậm, hàng triệu người lao động thiếu việc làm.
"Hỗ trợ phục hồi DN đang trở thành mệnh lệnh với chúng ta", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. Nếu gói hỗ trợ lần thứ nhất nhắm vào đối tượng khó khăn giúp DN trụ vững, thì gói hỗ trợ thứ hai phải tập trung vào lĩnh vực tiềm năng, đang gặp khó như du lịch, hàng không... Những lĩnh vực này cầncó hỗ trợ kịp thời, đúng lúc sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
"Các DN nói với tôi rằng điều họ cần nhất không phải tiền bạc mà là thể chế, cơ chế. Hỗ trợ khai thông thị trường, cắt giảm điều kiện kinh doanh luôn là hữu hạn, tạo động lực phát triển kinh tế dài hạn", ông Lộc nói.
Theo Chủ tịch VCCI, xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong ASEAN chưa cải thiện nhiều. Điều đó cho thấy chúng ta còn dư địa thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo động lực cho sự phát triển của DN, của đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo