Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực để hưởng lợi từ chiến tranh thương mại

"Chỉ có cải cách, đặc biệt là cải cách về thể chế để hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Khi nào khu vực kinh tế tư nhân phát triển, lợi ích của Việt Nam mới được nhiều hơn".

Tuần lễ quảng bá Thanh long Bình Thuận tới người dân Thủ đô / Dệt may thời kinh tế số: Khi bị trả lại, hàng hóa không còn giá "đô" nữa

Theo thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,4 tỷ USD với 1.723 dự án cấp phép mới tăng 26,1% về số dự án và giảm 37,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Theo nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nào được hưởng lợi lại là điều đáng phải bàn đến.
Theo phân tích của ông Cung, đầu tiên là chúng ta sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn. Bởi cuộc chiến tranh thương mại là cuộc chiến lâu dài chứ không phải ngày một, ngày hai, do đó, các doanh nghiệp phải phân bố lại rủi ro, phân bố lại đầu tư và cơ cấu sản xuất của họ.
Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nguồn: internet

Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nguồn: internet

"Chắc chắn, họ sẽ có xu hướng một là đẩy từ Trung Quốc ra và hai là giảm đầu tư vào Trung Quốc và tăng đầu tư ở nước khác thì trong đó, Việt Nam là một địa điểm được ưu tiên lựa chọn", ông Cung nhìn nhận.
Ngoài chiến tranh thương mại, chi phí đầu tư ở Trung Quốc cũng đang tăng nên các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia có chi phí thấp hơn mà Việt Nam cũng là một địa điểm có lợi thế.
"Về chuyển hướng thương mại, nếu như Hoa Kỳ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc thì chắc chắn phải tăng nhập khẩu từ khu vực khác. Trong đó, Việt Nam và ASEAN nói chung sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ. Có những đánh giá cho rằng, nếu Mỹ giảm 4 điểm % xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và nếu 4 điểm % đó chuyển sang ASEAN thì Việt Nam có thể tang GDP khoảng 0,2 điểm %, Philippines là 0,17 điểm % GDP", ông Cung chỉ ra.
Tuy nhiên, theo Viện trưởng CIEM, khu vực kinh tế nào của Việt Nam hưởng lợi mới là điều quan trọng.
Nếu chúng ta không thay đổi thì chúng ta chỉ được một phần rất nhỏ đó là lao động mà không có công nghệ, không được hưởng lợi tức và thậm chí có khi còn mất mát tài nguyên, ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Lợi ích mà người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam nhận được trong quá trình dịch chuyển đó không nhiều, phần lớn lại là của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Cung đánh giá
Chỉ có cải cách, hỗ trợ nâng cao năng lực của người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là để doanh nghiệp an tâm đầu tư dài hạn và nhiều hơn vào công nghệ, quản lý để đi ra toàn cầu chứ không chỉ “loanh quanh” các khu vực trong nước.
"Chỉ có cải cách, đặc biệt là cải cách về thể chế để hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ khi nào khu vực kinh tế tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình này thì lợi ích của Việt Nam mới được nhiều hơn", ông Cung nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hiệp hội đầu tư nước ngoài cũng cho rằng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta còn chưa cung cấp được linh kiện cho nhà đầu tư nước ngoài, hiện tại vốn FDI phần lớn mới chỉ giải quyết được việc làm cho Việt Nam.
"Samsung từng cho biết năng suất công nhân Việt Nam bằng 90-95% năng suất của công nhân Samsung tại Hàn Quốc nhưng lương chỉ dưới 1/3. Như thế Samsung rất có lợi, công nhân làm cho Samsung cũng có lợi về thu nhập nhưng các doanh nghiệp nội địa Việt Nam thì chưa được hưởng lợi", ông Toàn chỉ ra.
Theo Hạ An/bizlive.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm