Hỗ trợ doanh nghiệp

Gỡ khó vốn vay thực chất hơn cho doanh nghiệp du lịch

Là nhóm ngành chịu tổn thương lớn nhất do đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp du lịch tỏ ra thận trọng trong năm 2021 và rất mong được gỡ khó thực chất hơn về vốn vay cùng các chính sách hỗ trợ để duy trì năng lực hoạt động.

Đà Nẵng: Phổ biến chính sách pháp luật, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Nhật Bản / Doanh nghiệp chưa chủ động kết nối đưa hàng vào chuỗi siêu thị

Chủ tịch Hội đồng thành viênTrương Quang Cường cho biết, CTCP Du thuyền Việt Princess là một doanh nghiệp (DN) đặc thù, đang đầu tư kinh doanh 4 tàu du lịch tiêu chuẩn 5 sao với doanh thu hàng năm khoảng 150 tỷ đồng. Trước đây, khi làm ăn được thì các ngân hàng luôn muốn cho vay, công ty lại chưa có nhu cầu vay.

Tàu du lịch cũng khó thế chấp

Tuy nhiên, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, công ty gặp khó khăn về vốn và cần hỗ trợ từ ngân hàng. Thế nhưng, phía ngân hàng trả lời: “Vì các anh làm trong ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực du thuyền, rủi ro cao nên không được thế chấp tàu du lịch để vay vốn ngân hàng”.

HINH-1400-1608715133.jpg

Kể cả du thuyền cũng khó được thế chấp để vay vốn khi DN du lịch đang gặp khó khăn.

Ông Cường băn khoăn, hàng ngày con tàu du lịch của công ty vẫn làm ra tiền và gửi tiền vào ngân hàng, nhưng đến khi xảy đại dịch thì ngân hàng lại không chấp nhận thế chấp con tàu đó. Thậm chí, ngân hàng còn định giá rất thấp, chẳng hạn một con tàu du lịch trị giá 45 tỷ đồng thì họ đưa ra mức giá không đến... 20 tỷ đồng!

“Đây là điều chúng tôi thấy chưa thật sự hợp lý trong vấn đề vốn vay đối với DN ngành du lịch. Để duy trì kinh doanh trong bối cảnh khó khăn từ dịch Covid-19 mỗi tháng phải bù lỗ 1,5 tỷ đồng, chúng tôi rất cần được gỡ khó về vốn vay”, Chủ tịch Việt Princess nói.

Trong khi đó, về việc tàu du lịch hay du thuyền không thể thế chấp để vay vốn, phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP giải thích: sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc quản lý hiệu quả khoản nợ nếu dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra và chưa biết khi nào thì con tàu đó sẽ đón khách trở lại.

Tại buổi toạ đàm ở TP.HCM ngày 23/12 để bàn về việc gỡ khó vốn, chính sách cho DN ngành du lịch, ông Trương Quang Cường nhấn mạnh, nếu DN không duy trì hoạt động kinh doanh thì sẽ không giữ được thương hiệu và không giữ chân được người lao động. Công ty cũng xác định dịch Covid-19 sẽ còn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh du lịch trong năm 2021.

Thông tin đưa ra từ đại diện Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL) cho thấy, ước đến hết năm 2020, tổng thu từ khách du lịch đạt 320.200 tỷ đồng, giảm tới 54% so với năm ngoái.

 

Theo ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trong điều kiện khó khăn thì đến năm 2021 sẽ tiếp tục kiến nghị các bộ ngành liên quan có những giải pháp tháo gỡ về vốn và chính sách hỗ trợ, nhằm giúp DN du lịchduy trì hoạt động và có cơ hội phục hồi.

Nên nới lỏng cho vay tín chấp

“Chúng tôi quan niệm rằng, sức mạnh của ngành du lịch Việt Nam chính là nằm ở sức mạnh của các DN du lịch. Chính vì vậy, việc bảo vệ năng lực của họ và giảm thiểu những tổn thương đối với DN du lịch là điều cực kỳ quan trọng”, ông Chung nói.

Nhiều DN du lịch phản ánh, do không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước nên họ chủ yếu dùng vốn tự có, vì doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn này chưa cao.

Và các DN đã có đề xuất cần xem xét có chính sách lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng đến tháng 12/2021, vì hiện nay có nhiều DN trong ngành không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi.

 

Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Niềm Tin Việt (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, thị trường du lịch trong năm 2021 được dự báo không quá lạc quan do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Dù “bức tranh” du lịch trong năm tới có thể sáng sủa hơn một chút so với năm 2020 nhưng sẽ vẫn còn những khó khăn chung cho DN, từ các hoạt động lữ hành, khách sạn cho đến vận chuyển, kinh doanh ăn uống…

Theo lưu ý của ông Tuấn, hoạt động kinh doanh du lịch của các DN vừa và nhỏ tính đến cuối năm 2020 chỉ mới phục hồi một phần, những khó khăn triền miên sẽ vẫn còn đó nếu thiếu đi các chính sách hỗ trợ về vốn vay có tính hiệu quả, thực chất hơn đến với DN.

Ở góc độ một DN lớn trong ngành, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) than phiền, nguồn lực tài chính của các DN du lịch càng ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, những chính sách về vốn vay rất cần được xem xét phù hợp hơn cho DN.

“Doanh thu của các DN du lịch trong lúc này rất khó khăn. Các tài sản thế chấp thì cũng đã thế chấp hết rồi, bây giờ chỉ có thể nghĩ đến vay tín chấp. Đặc biệt là những DN có tiềm lực, uy tín về mặt thương hiệu thì ngân hàng nên nới lỏng hơn trong việc cho vay tín chấp”, ông Tài nhấn mạnh.

 

Trên thực tế, theo Phó tổng giám đốc Saigontourist, đối với các công ty du lịch lữ hành thuộc dạng vừa và nhỏ thì nhu cầu vay vốn không phải là quá lớn.

Do đó, ông Tàiđề xuất, nếu trong trường hợp có những DN lữ hành hết sức cấp bách về nguồn vốn, ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp. Còn nếu ngân hàng chỉ chăm chăm cho vay thế chấp thì chắc chắn các DN này sẽ khó khăn vì tài sản thế chấp không thực sự có nhiều.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm