Hỗ trợ doanh nghiệp

Hàng Việt "bay" ra thị trường thế giới bằng cách nào?

DNVN - Để hàng Việt vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước trong khu vực ASEAN, đó là đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề số hóa, công nghệ, cũng như áp dụng cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Đồ chơi trẻ em: Doanh nghiệp nội loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường / TP.HCM: Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp

Tại hội thảo “Đôi cánh nào để hàng Việt bay ra thị trường thế giới?” do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại TPHCM chiều 20/02, các chuyên gia và doanh nghiệp có chung nhận định rằng, với những chuyển động thị trường và tác động của làn sóng công nghệ từ cuộc cách mạng 4.0, nếu muốn hàng hóa chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu, bắt buộc hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn với sự hỗ trợ mang tính quyết định của công nghệ.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao lấy dẫn chứng việc nhiều nước trong khu vực ASEAN đang có sự đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề số hóa, công nghệ, cũng như áp dụng cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Các chuyên gia và DN tại Hội thảo “Đôi cánh nào để hàng Việt bay ra thị trường thế giới” hôm 20/2/2019. (Ảnh: NSKT)

Các chuyên gia và DN tại Hội thảo “Đôi cánh nào để hàng Việt bay ra thị trường thế giới” hôm 20/2/2019. (Ảnh: NSKT)

Cụ thể, Malaysia có chương trình đào tạo doanh nghiệp nhỏ từ ba năm trước; Singapore có chương trình Go Digital và hiện nay là Start Digital với chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.
Hai quốc gia Philippines và Indonesia có chính sách hỗ trợ từ vốn, kỹ năng quản lý, đặc biệt là số hóa. Trong khi đó, Thái Lan có chính sách khuyến khích áp dụng cải tiến công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Cho rằng Việt Nam từng là một trong những thị trường tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới nhưng hiện các nước có thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới lại chuyển động về khu vực châu Phi, bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền của Chính phủ Malaysia, nhận định doanh nghiệp không nên chủ quan, cần chuyển hướng phục vụ cho người tiêu dùng như thế nào; trong đó chú trọng tới người nông thôn và thành thị trên cơ sở nền tảng phát triển các cụm thành phố để đưa hàng hóa vào những khu vực này.
Theo ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên bánh kẹo Á Châu - ABC Bakery, trong 5 năm qua, toàn bộ đơn hàng của ABC Bakery được fax qua lại và thống nhất về thể thức... bằng việc áp dụng phần mềm SAP vừa góp phần tiết kiệm nhiều chi phí, vừa đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
Nói về việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho cũng như lượng hàng trên đường di chuyển, ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) chia sẻ, PNJ đã áp dụng giải pháp gia tăng hoạt động thông qua việc sử dụng Data Analytics , qua đó mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, PNJ áp dụng công nghệ Computer Vision kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), biến camera an ninh thành camera giúp đọc được hành vi khách hàng, nhân viên bán hàng. Từ đó giúp bố trí lại quầy kệ, tạo thuận lợi cho luồng di chuyển của khách, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhân viên cũng như sắp xếp lại ca, kíp.
Ứng dụng công nghệ CO2, công nghệ tách màu của chế biến gạo; đưa tự động hóa, trí tuệ nhân tạo vào khâu chế biến thủy sản là cách làm của Công ty TNHH Cỏ May.
Ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc công ty TNHH Cỏ May chia sẻ, doanh nghiệp cũng quyết định thành lập Công ty Cỏ May Automation với dự định đưa công nghệ 4.0 vào hoạt động doanh nghiệp trong nỗ lực thay đổi phương thức vận hành công ty. Trên nền tảng công nghệ mới, tự động hóa, các ứng dụng của AI, IoT… hy vọng sẽ thay đổi phương thức hợp tác, gắn kết với nhau giữa các doanh nghiệp với nhau.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm