Hỗ trợ doanh nghiệp

Hé lộ "tay to" mua lại chuỗi 18 siêu thị Auchan, sớm xoá sổ thương hiệu

Thương vụ mua lại chuỗi 18 siêu thị Auchan được đánh giá là thương vụ chuyển nhượng thương hiệu khá khác biệt trên thị trường.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Sau khi về tay nhà đầu tư mới, thương hiệu Auchan sẽ sớm bị

Sau khi về tay nhà đầu tư mới, thương hiệu Auchan sẽ sớm bị "xoá sổ" tại thị trường Việt Nam.

Nói về việc phát triển thương hiệu sau mua bán - sáp nhập, tại Diễn đàn về M&A diễn ra tuần qua, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ về thương vụ mua lại chuỗi 18 siêu thị của Auchan tại Việt Nam nhưng chỉ sử dụng thương hiệu của nhà bán lẻ Pháp này một thời gian ngắn tại thị trường Việt Nam.

Theo ông Đức, Saigon Co.op không coi đây là một thương vụ M&A, mà gọi là chuyển giao hoạt động.

Thực tế, với thương vụ này cách tiếp cận hợp tác cũng khác với các đơn vị khác. Auchan có giá trị thương hiệu rất lớn trên thế giới và mô hình bán lẻ của họ rất tốt, nhà bán lẻ Việt Nam tiếp cận chuyển giao thương hiệu này với một sự tôn trọng rất lớn đối với đối tác, với đề nghị duy trì hình ảnh thương hiệu ở một thời lượng nhất định.

“Chúng tôi cũng biết được lý do vì sao họ rời thị trường Việt Nam và cũng tiếp nhận được nhiều giá trị tích cực của thương hiệu này. Đây là thương vụ chuyển nhượng thương hiệu khá khác biệt trên thị trường. Auchan sẽ cộng thêm giá trị cho Saigon Co.op”, ông Đức chia sẻ,

Cụ thể, trong vụ chuyển nhượng này, Saigon Co.op có một công thức là 2-2-2-2. Con số 2 đầu tiên là tiếp cận hợp tác trong 2 tuần, các số con lại là con số tính toán giá trị thương hiệu cho hợp tác sau này.

 

Việc bỏ tên Auchan theo ông Đức có thể mất cái tên đó nhưng giá trị cấu thành nên Auchan vẫn còn. Ai cũng biết giá trị thương hiệu Auchan trên thị trường toàn cầu rất lớn, nhưng ở Việt Nam thì không. Tuy nhiên, cái mà Saigon Co.op giữ lại cấu thành nên thương hiệu.

Sau 5 năm có mặt tại Việt Nam với nhiều tham vọng, tập đoàn bán lẻ Pháp Auchan Retail hồi tháng 5 vừa qua đã đưa ra thông báo cho biết đã quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt Nam.

Mảng kinh doanh của họ tại Việt Nam đạt doanh thu 45 triệu euro (50,4 triệu USD) năm ngoái và vẫn đang thua lỗ.

Nguyên nhân rút khỏi thị trường Việt Nam được xác định chủ yếu do kết quả kinh doanh của Auchan không đạt kế hoạch, thua lỗ.

Tập đoàn này được biết đến là một nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với gần 330.000 nhân viên có mặt trên 17 quốc gia, là nhà phân phối thực phẩm đứng hàng thứ 12 trên thế giới, hàng thứ 4 thế giới trong số các nhà phân phối lẻ có mặt trên nhiều quốc gia nhất với 4000 cửa hàng và với 67 % doanh số thu được đến từ các cửa hàng ngoài nước Pháp.

 

Năm 2012, “đại gia” này bắt đầu tấn công thị trường Việt Nam với việc chọn CT Group và Mipec làm đối tác chiến lược ở 2 miền Nam Bắc. Năm 2015, Auchan chính thức có mặt tại Việt Nam và tính đến thời điểm này đã mở được 20 đại siêu thị và siêu thị mini tại TPHCM, Hà Nội và Tây Ninh.

Auchan từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Cuối năm ngoái, đại diện Auchan tại Việt Nam còn cho biết họ đặt mục tiêu tăng số lượng cửa hàng tại Việt Nam lên 300 trong vòng bốn năm tới, tập trung ở hai khu vực chính là Hà Nội và TP.HCM.

Mặc dù tham vọng là rất lớn nhưng tính đến nay, số lượng siêu thị được đưa vào hoạt động tại Việt Nam là khá khiêm tốn, ít hơn nhiều so với các đối thủ như BigC hay Vinmart… Nhà bán lẻ này cũng đã phải nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu tại Việt Nam. Trước đây là S.Mart, sau đó được đổi thành Simply, nay là Auchan.

Tuy nhiên với việc phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường sau khi đặt nhiều kỳ vọng thì xem ra đổi tên đã không khiến Auchan đổi được vận.

Theo Phương Dung/Dân Trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm