Hỗ trợ doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Không ngừng nâng cao vai trò, vị thế

(DNVN) – Đó là khẳng định của ông ông Đinh Minh Quý, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng với Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam, trong không khí cả nước đang rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Cộng đồng doanh nhân BNI Lâm Đồng: Triết lý "Cho là Nhận" / Lâm Đồng: Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Theo ông Đinh Minh Quý, thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, song Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng luôn cố gắng, nỗ lực, bên cạnh đó nhận được sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện của địa phương và các cấp ngành nên đã đạt được những bước đổi mới toàn diện.

Ông Đinh Minh Quý (bên trái), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng dự Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Lâm Đồng - Thái Lan (Ảnh: VH)

Ông Đinh Minh Quý (bên trái), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng dự Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Lâm Đồng - Thái Lan (Ảnh: VH)

Từ đó, vai trò, vị thế của hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, lãnh đạo tỉnh và các ngành tiếp tục được củng cố và nâng lên. Mối quan hệ của hiệp hội với lãnh đạo địa phương, VCCI và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam... luôn được chú trọng, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hiệp hội, doanh nghiệp hội viên.

Năm qua, hiệp hội đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng, như: Công tác củng cố, xây dựng phát triển tổ chức hội và hội viên; bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp; kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước, xem xét tháo gỡ cho doanh nghiệp; tham gia xây dựng và phản biện các cơ chế chính sách liên quan đến cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh...

Trong đó, công tác củng cố kiện toàn, phát triển tổ chức hội và kết nạp hội viên luôn được Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng chú trọng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Hiệp hội đã phát triển được 7 tổ chức Chi hội ở các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Tẻh, Lạc Dương, Lâm Hà, Cát Tiên. Tính đến nay, Hiệp hội đã có 8 chi hội trực thuộc; một số nơi đã thành lập được ban vận động thành lập chi hội và sẽ tổ chức ra mắt trong thời gian tới.

Ông Vũ Văn Tư (bên phải), Giám đốc trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp (Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng) ký kết hỗ trợ khởi nghiệp (Ảnh: VH)

Ông Vũ Văn Tư (bên phải), Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp (Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng) ký kết hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của địa phương (Ảnh: VH)

 

Trong năm 2018, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã kết nạp thêm được 131 doanh nghiệp, nâng tổng số hội viên thành 241 doanh nghiệp. Bên cạnh đó đã thành lập được các ban chuyên môn và 2 trung tâm quan trọng thuộc Hiệp hội, đó là: Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và Trung tâm Hỗ trợ tư vấn pháp luật. Bước đầu, các ban và trung tâm đã có những hoạt động tư vấn, đào tạo, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, một cách tích cực, hiệu quả.

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, đơn vị luôn nỗ lực để đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp.

Trong năm 2018, qua khảo sát và tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp, Hiệp hội đã có văn bản kiến nghị hàng chục nội dung với UBND tỉnh Lâm Đồng, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam, để tổng hợp kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành về những khó khăn, vướng mắc, cần được quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ, điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, trước những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp hội viên, hiệp hội đã nghiên cứu hồ sơ pháp lý về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, như: Công ty Kiến Đại Việt, Công ty TNHH Tam Hà, Công ty TNHH Thành Phong... và đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị xem xét, giải quyết và đã nhận được những phản hồi, những chỉ đạo giải quyết tích cực từ chính quyền các cấp và các ban ngành địa phương.

 

Ngoài ra, trong năm qua, hiệp hội còn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị điều hành cho lãnh đạo doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp về liên kết hợp tác, xúc tiến thương mại, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tham gia hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp...

Các thành viên thường trực của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh lâm Đồng triển khai công tác năm 2019 (Ảnh: VH)

Các thành viên thường trực của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng bàn kế hoạch hoạt động để tiếp tục hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong năm 2019 (Ảnh: VH)

Ghi nhận những đóng góp thiết thực, có hiệu quả của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua, ngay những ngày đầu năm mới 2019, tin vui đã đến với Hiệp hội khi toàn bộ các đề xuất, đề án hoạt động trong năm 2019 của đơn vị, đều được UBND tỉnh Lâm Đồng đồng tình ủng hộ và phê duyệt hỗ trợ.

 

"Năm 2019 chắc chắn sẽ là một năm đầy khởi sắc của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng với rất nhiều các hoạt động thiết thực, hiệu quả, mang tầm ảnh hưởng sâu rộng, để không ngừng nâng cao vai trò, vị trí của Hiệp hội trong cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan ban ngành...", ôngĐinh Minh Quý, chia sẻ.

“Tuy nhiên, để đáp ứng được điều đó, thời gian tới, hiệp hội sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả và chuyên nghiệp, để Hiệp hội thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững…”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, nhấn mạnh.

Mỗi huyện, thành phố nên có 1 chi hội doanh nghiệp

 

Theo ông Nguyễn Văn Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, các hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã đi vào thực chất và hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc mở rộng các chi hội thành viên ở các huyện, thành phố là một việc làm rất đáng hoan nghênh và rất đúng với chủ trương của tỉnh vì đặc thù địa bàn quá rộng, nên cần phải có các chi hội ở địa phương, để các doanh nghiệp tham gia hoạt động được thuận tiện và chất lượng hơn.

“Các chi hội doanh nghiệp là nơi tập hợp tiếng nói, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; là cơ quan đầu mối phổ biến các chính sách và phối hợp với cơ quan nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp... Do đó, tỉnh mong muốn mỗi huyện, thành phố, sẽ có một chi hội, hoạt động dưới “mái nhà chung” là Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, để cùng nhau hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”, ông Yên nhấn mạnh.



VIÊN HỮU - TÂM AN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm