Hỗ trợ SME Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Dự án USAID LinkSME tập trung vào 5 lĩnh vực
DNVN - Dự án Kết nối Doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong 5 lĩnh vực. Trong giai đoạn đầu, Dự án tập trung vào hai lĩnh vực chính đó là điện tử và kim khí.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa học kỹ thuật số trên xe buýt / Tập đoàn của Warren Buffet rót hơn 1 tỷ USD vào cổ phiếu Amazon
USAID LinkSME là dự án 5 năm do USAID tài trợ, được thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2023 với tổng kinh phí 22,1 triệu USD. Mục tiêu cơ bản của dự án là nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong 5 lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kết nối kinh doanh giữa các SME Việt Nam và các công ty nước ngoài.
Tại Lễ ký kết hợp tác chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu giữa Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Dự án USAID LinkSME tại Hà Nội vào chiều 20/8 vừa qua, ông Ron Askin - Giám đốc Dự án USAID LinkSME cho biết: Dự án USAID LinkSME sẽ còn kéo dài 4 năm nữa và chúng tôi sẽ cố gắng hợp tác với các đối tác của Việt Nam để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt. Trong giai đoạn 1 (tháng 9/2018 - tháng 9/2020), Dự án tập trung vào 2 lĩnh vực là điện tử và kim khí.
Ảnh minh họa
"Chúng tôi chọn điện tử vì đây là lĩnh vực mà Việt Nam xuất khẩu mạnh nhất, nhưng phần nội địa đóng góp còn thấp. Do vậy dư địa của ngành này còn rất lớn. Ngoài ra, đặc điểm của ngành điện tử là chuỗi giá trị rất dài nên sự can thiệp có nhiều chuỗi với nhiều mắt xích", ông Ron Askin giải thích.
Trong khi đó, lĩnh vực kim khí được lựa chọn vì đây là ngành công nghiệp hỗ trợ có tính xuyên suốt cung cấp đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Công cụ máy móc là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai. Nhiều công ty nước ngoài muốn tìm nguồn cung ứng từ các SME trong nước.
Giám đốc Dự án USAID LinkSME cho biết thêm, USAID sẽ cân nhắc bổ sung 3 lĩnh vực khác vào dự án vào năm 2020. Tuy nhiên, việc chọn lựa 3 lĩnh vực còn lại sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất giai đoạn 1 và trải qua các bước phân tích định lượng, lấy ý kiến chuyên gia.
Đối tác của USAID tham gia dự án gồm các SME Việt Nam sử dụng dưới 500 lao động đã sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài trong 5 lĩnh vực. Các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, có xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương, các hiệp hội ngành nghề và các phòng thương mại của Việt Nam.
Việc đưa sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là một hướng đi tất yếu để xây dựng, phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Tuy vậy, trước xu hướng ấy, chuỗi cung ứng tại Việt Nam được đánh giá khá yếu. Giới chuyên gia nhận định, rất nhiều DNNVV Việt Nam không có kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp quốc tế, thị trường quốc tế, không hiểu được kỳ vọng của họ. Do đó, các SME Việt cần học cách làm việc với các công ty quốc tế, cách kiểm soát chất lượng, quản lý quy trình và gia tăng hiệu quả.
Các DNNVV muốn kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu cần đầu tư nhiều hơn vào đào tạo, nâng cao năng lực, đầu tư vào việc xử lý vấn đề sản xuất mà đôi khi là đầu tư thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Với việc tham gia vào Dự án USAID LinkSME, các SME Việt Nam có cơ hội tăng cường năng lực sản xuất, thúc đẩy hoạt động kết nối kinh doanh với các công ty quốc tế và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo