Hỗ trợ doanh nghiệp

Hơn 50% doanh nghiệp Đức có kế hoạch tăng đầu tư tại Việt Nam

Theo khảo sát niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu AHK World Business Outlook của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức với kỳ vọng cao về sự phát triển kinh tế tích cực trong trung hạn.

Hậu đăng ký kinh doanh vẫn còn là gánh nặng với doanh nghiệp / Làm sạch không gian mạng để doanh nghiệp lành mạnh phát triển

Kết quả khảo sát cho thấy77% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam khi được hỏi đánh giá tình hình doanh nghiệp của mình tốt lên trong năm 2019, trong khi chỉ có 56% có nhận định khả quan như vậy vào năm 2018. Chỉ số này trong năm 2019 cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình của các nước Đông Nam Á (61%).

72% doanh nghiệp Đức được hỏi đều nhận định khả quan về sự phát triển của doanh nghiệp trong 12 tháng tới. Với nhiều thành tựu về kinh tế, đầu tư và phát triển xã hội trong năm 2018, Việt Nam nhận được nhiều niềm tin từ phía doanh nghiệp Đức trong sự phát triển kinh tế trong vòng 12 tháng tới, có tới 67% doanh nghiệp Đức đồng ý kiến với quan điểm này.

55% doanh nghiệp Đức có kế hoạch nâng cao mức đầu tư tại Việt Nam, cao hơn tỷ lệ 44% của toàn Đông Nam Á cũng như tỷ lệ 52% vào năm 2018. So với các nước trong khu vực, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp Đức và là điểm hút đầu tư tại khu vực. 59% nhà đầu tư Đức tại Việt Nam dự định sẽ tuyển thêm nhân sự trong năm 2019 và 2020, tăng so với tỷ lệ 56% của năm 2018.

Họp báo công bố kết quả khảo sát AHK World Business Outlook 2019 tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 20/6.

Họp báo công bố kết quả khảo sát AHK World Business Outlook 2019 tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 20/6.

Doanh nghiệp Đức kỳ vọng Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sẽ hoàn thiện hóa khung cơ sở pháp lý và chính sách kinh tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực, theo kết quả của cuộc khảo sát, 51% doanh nghiệp Đức nhận định chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ là một thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp họ trong vòng 12 tháng tới. Trong đó, "các chính sách, quy định đột xuất, bất ngờ" nằm trong những yếu tố khiến doanh nghiệp Đức gặp trở ngại.

Những yếu tố khác như thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao (44%) và chi phí nhân sự tăng cao (31%) hay các rào cản thương mại (28%) cũng là những yếu tố gây lo ngại cho tình hình doanh nghiệp Đức trong trung hạn tại Việt Nam.

AHK World Business Outlook bắt đầu được thực hiện thường niên từ năm 2015, có sự tham gia tích cực của hơn 3.500 doanh nghiệp Đức từ khắp nơi trên thế giới cũng như của các doanh nghiệp đối tác của họ trên toàn cầu. Năm 2019, khảo sát được tiến hành trực tuyến trên phạm vi toàn cầu từ ngày 8 - 30/4/2019.

 

Khảo sát tại Việt Nam được thực hiện bởi phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK Việt Nam) với sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tới từ nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp/xây dựng (30%), dịch vụ (27%) và thương mại (43%). 42% trong số này là các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 100 nhân viên, 21% là doanh nghiệp tầm trung với dưới 1.000 nhân viên và 37% còn lại là doanh nghiệp lớn với hơn 1.000 nhân viên.

Theo vneconomy.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm