Hỗ trợ doanh nghiệp

CPTPP: Thuế quan ở đầu dốc, doanh nghiệp cần so sánh lợi thế khi XNK

DNVN - Tại Hội thảo “Hiệp định CPTPP - Cơ hội từ một hiệp định thế hệ mới – chất lượng cao” diễn ra vào chiều 07/3 tại TP Cần Thơ, các chuyên gia đã chia sẻ những điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần biết về CPTPP, và cần phải làm gì để tận dụng các cơ hội từ CPTPP...

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xã hội: Tất cả đều chung chung, chưa cụ thể hóa / Tài chính cho SME và start-up: Hỗ trợ từ Chính phủ chưa hẳn đã tốt bằng nhà đầu tư thiên thần

Hội thảo do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức.
Nói về lợi thế khi tham gia CPTPP, Luật sư Vũ Xuân Hưng, Phó Trưởng phòng Pháp chế trọng tài Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) chi nhánh TP HCM cho biết, CPTPP sẽ giúp tăng cường vai trò, vị thế Việt Nam, thúc đẩy tăng cường kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời là thang đo thúc đẩy cải cách thể chế trong vận hành theo kinh tế thị trường.
Toàn cảnh hội thảo.(Ảnh: PLVN)

Toàn cảnh hội thảo.(Ảnh: PLVN)

Đặc biệt, so với các hiệp định thông thường về thuế quan, CPTPP xóa bỏ ngay hoặc có lộ trình cắt giảm ngắn.
“Lộ trình cắt giảm thuế quan các doanh nghiệp hết sức quan tâm. 10 hiệp định thương mại còn lại ở Việt Nam thuế quan đã xuống tới chân dốc nhưng với CPTPP đang ở đầu dốc. Vì vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc so sánh lợi thế khi xuất nhập khẩu”, ông Hưng nhấn mạnh.
Ông David Thanh Giang, Việt kiều Canada, Chuyên gia tư vấn về CPTPP, phát biểu: Đặc điểm chính của CPTPP đó là mọi quy định đều được minh bạch, thủ tục nhanh, ưu tiên là thuận lợi hóa việc làm ăn của doanh nghiệp. Các cơ hội về xuất nhập khẩu trong CPTPP đó là các Chính phủ có thể thương lượng, đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi hóa cho doanh nghiệp.
Khi tham gia CPTPP, cơ hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, mở công ty giữa các nước thành viên, chuyển tiền đầu tư thuận lợi, nhanh chóng.
Chia sẻ về thách thức khi gia nhập CPTPP, ông Vũ Xuân Hưng cho rằng, Việt Nam cần xử lý những vấn đề mới phi truyền thống như: Lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.
Việt Nam cũng phải thực thi các tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc và chặt, yêu cầu tính minh bạch cao. Tham gia CPTPP cũng tạo ra sự cạnh tranh lớn, gay gắt trong và ngoài khối về sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm